Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
7 cách hạ sốt cho bé bị viêm họng tại nhà mẹ cần thuộc lòng
Ngày cập nhật:  14/03/2020 15:05:53
Bên cạnh việc dùng thuốc, mẹ vẫn ưa chuộng cách hạ sốt cho bé bị viêm họng tại nhà. 7 biện pháp hạ sốt dưới đây sẽ “cứu nguy" cho mẹ nếu chưa kịp đưa bé đi bệnh viện kịp thời.

 

Hạ sốt cho bé bị viêm họng như thế nào thì đúng?

Vào những lúc giao mùa, khả năng nhiễm bệnh về đường hô hấp tăng cao. Viêm họng, sốt, viêm amidan gây khó chịu cho sinh hoạt và ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.



Hiện tượng bé sốt do viêm họng

Sốt là hiện tượng thân nhiệt bé cao hơn nhiệt độ bình thường. Thân nhiệt một người bình thường khoảng 37 độ C. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé, các đại thực bào và bạch cầu trung tính sẽ bị kích thích, tiết ra kháng thể tiêu diệt, dẫn tới tăng sản nhiệt và giảm nhiệt toàn cơ thể, gây ra cơn sốt.

Một số triệu chứng sốt thường gặp của bé khi sốt do viêm họng là đổ mồ hôi, quấy khóc, dễ cáu gắt, mệt mỏi, thở gấp. Bé cũng sẽ bỏ bú, bỏ nước, chán ăn, nằm li bì.
 
Dùng thuốc kháng sinh sẽ mang đến tác dụng tức thời. Nhưng cơ thể bé còn quá non yếu, mẹ bỉm thường “ưu tiên" các biện pháp dân gian hơn.

Những lưu ý khi hạ sốt cho bé bị viêm họng

Mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho bé. Hạn chế thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị,...Đặc biệt, các thức ăn chiên nướng cọ xát vào thành cổ họng đang bệnh sẽ khiến tổn thương nặng hơn. Quá trình chữa bệnh và hồi phục cũng lâu hơn.

Cứ sau mỗi 4 giờ, mẹ nên theo dõi nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế.

Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em. Thành phần của thuốc có thể gây tổn thương não.

Nếu bé sốt cao hơn 39 độ, mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để chữa bệnh để tránh bị biến chứng.

7 cách hạ sốt cho bé bị viêm họng

Lau mát người bằng nước ấm

Đây là cách hạ sốt tại nhà cho bé bị viêm họng phổ biến nhất. Mẹ chỉ cần lấy khăn nhúng vào nước ấm (khoảng 60 độ C) và lau người bé. Cổ, nách, bẹn, nếp gấp khuỷu tay, khuỷu chân là những vị trí mẹ cần lau cho bé.

Nếu bé vẫn còn khó chịu, mẹ có thể chuẩn bị một thau nước ấm, nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà, tinh dầu khuynh diệp. Sau đó, mẹ đặt bé ngồi vào thau rồi hãy lau người bé. Khi bé có dấu hiệu hạ sốt, mẹ nên lau khô người, cho bé mặc quần áo mỏng, rộng rãi, nằm ở nơi khô thoáng.

Hạ sốt cho bé bị viêm họng bằng chanh

Cam, chanh, ổi, .. là những loại trái cây giàu vitamin C. Cung cấp đầy đủ vitamin C sẽ tăng sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của cơ thể. Các tác nhân gây bệnh sẽ ít có cơ hội bùng phát.
 
Mẹ có thể đắp những lát chanh mỏng lên trán, chân, khuỷu tay, dọc sống lưng. Hạn chế đắp chanh lên những vùng bị trầy xước để tránh làm bé xót. Tuyệt đối không nặn nước cốt chanh trực tiếp vào miệng. Bé sẽ bị phỏng, rộp miệng, lưỡi. Thậm chí có thể bị nghẹt thở.

Vào mùa đông, mẹ không nên áp dụng cách này. Khi thấy bé có dấu hiệu hạ sốt, mẹ cần bỏ miếng chanh ra ngay để tránh trường hợp bé bị nhiễm lạnh.

Chườm khăn ấm

Trẻ sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Mẹ chườm khăn ấm có thể tăng khả năng năng lưu thông máu. Các lỗ chân không giãn nở thoáng hơn, tăng khả năng tản nhiệt. Cứ sau mỗi 5 phút, mẹ nên thay khăn một lần. Hoặc khi khăn hết ấm, mẹ cũng nên thay khăn, đừng để khăn chườm quá ướt.

Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Khi sốt, mặc quần áo quá nhiều khiến khả năng tiết mồ hôi bị giảm, thân nhiệt tăng theo. Mặc quần áo quá ít thì sẽ bị nhiễm lạnh. Do đó, mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Khả năng toả nhiệt cao nên bé cũng giảm sốt nhanh hơn.

Uống nhiều nước

Nhiệt độ cơ thể cao, cơ thể bé sẽ mất nước. Để bù lại lượng nước đã mất, mẹ nên cho bé uống nhiều nước. Nước tốt nhất phải là nước ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh. Các chế phẩm bù nước và điện giải như ORS dạng bột, viên nén hay pha sẵn cũng là gợi ý cho mẹ. Trước khi sử dụng, mẹ cần tìm hiểu kỹ hướng dẫn để đúng liều lượng quy định, pha với nước đun sôi để nguội.



Bổ sung vitamin C

Vitamin C có vai trò quan trọng trong quá trình tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh. Thành mạch cũng bền hơn, hỗ trợ quá trình hồi phục của các bệnh viêm họng, cảm cúm, …
 
Các thực phẩm giàu vitamin C gồm trái cây có vị chua như quả ổi, lí đen, cam, chanh, bưởi, … Rau chân vịt, bông cải xanh, bắp cải, cải thìa, su hào… cũng chứa nhiều vitamin C.

Bổ sung canxi

Canxi là yếu tố quan trọng để chống sự nhiễm trùng. Kết hợp đồng thời canxi cùng vitamin D, bé sẽ giảm sốt khá nhanh. Mẹ có thể bổ sung canxi qua sữa, hạt mè, rau bina, đậu hà lan, cải cầu vồng, cải bó xôi, các loại rong biển màu đậm,…

Hy vọng 7 cách hạ sốt cho bé bị viêm họng trên đây sẽ giúp bé bớt khó chịu, mẹ cũng đỡ lúng túng khi tìm cách hạ sốt cho bé. Chúc bé khoẻ mẹ vui nhé!
 
vn.theasianparent.com/
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Đổ mồ hôi sau sinh
Tại sao trẻ sơ sinh hay dụi mắt và làm cách nào để ngăn trẻ làm điều đó?
10 hành động của bố mẹ, tưởng đơn giản nhưng thực chất đang làm tổn thương con
Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh hiệu quả bố mẹ cần biết
Sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được? Ưu và nhược điểm của vòng tránh thai
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn?
Dấu hiệu mọc răng lệch ở trẻ em và cách khắc phục
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh là gì và có nguy hiểm không?
5 bí mật nho nhỏ có thể mẹ chưa biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh năm đầu đời
Phương pháp dạy bé 5 tháng tuổi cực hiệu quả của người Nhật
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email