Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Đổ mồ hôi sau sinh
Ngày cập nhật:  10/03/2020 14:58:04
Nếu bạn thấy sau khi sinh, mình đổ mồ hôi nhiều như thể vừa mới chạy vài vòng sân trong khi vẫn ngồi yên, thì cũng đừng lo lắng. Đổ mồ hôi sau sinh là một triệu chứng phổ biến, không nguy hiểm và có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn khi bạn ngủ.
Vì sao cơ thể tôi lại đổ nhiều mồ hôi sau sinh?

Đổ mồ hôi là một cách cơ thể bạn loại bỏ lượng chất lỏng bổ sung mà trước đây nó sử dụng để nuôi dưỡng em bé trong bụng bạn đấy. Sau khi sinh bé, lượng chất lỏng này không còn cần thiết nữa, nên cơ thể bạn sẽ dần loại bỏ chúng thông qua mồ hôi và nước tiểu. Điều này có nghĩa là bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường trong tuần đầu tiên hoặc lâu hơn sau khi sinh con.z

Những căng thẳng, lo lắng khi làm mẹ cũng có thể khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn. Ngoài ra, sự sụt giảm đáng kể estrogen ngay sau khi sinh cũng góp phần vào hiện tượng này.

Thậm chí cả sau khi cơ thể bạn đã loại bỏ hết lượng chất lỏng dư thừa, bạn vẫn có thể tiếp tục đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường nếu bạn cho bé bú mẹ. Nguyên nhân là bởi sự thay đổi nội tiết tố và trao đổi chất liên quan đến việc cho con bú. 
 

 
 
Việc ấy sẽ kéo dài bao lâu?

Trong vòng 6 tuần sau sinh, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi nên các triệu chứng sau sinh như đổ mồ hôi là bình thường. Ở một số người, triệu chứng này có thể kéo dài lâu hơn, đặc biệt khi bạn cho con bú mẹ. 

Khi nào việc đổ mồ hôi là bất thường?

Đổ mồ hôi sau sinh là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu có kèm theo sốt thì có thể cho thấy bạn bị nhiễm trùng. Tăng tiết mồ hôi cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề y tế khác, chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động quá mức.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị sốt hoặc nếu bạn nghĩ rằng lượng mồ hôi của bạn là quá nhiều.

 Đối phó với chứng này thế nào?

-          Uống nhiều nước có thể đẩy nhanh quá trình loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa, và còn giúp bạn không bị mất nước, vì vậy đừng cắt giảm lượng nước bạn uống với hy vọng sẽ làm giảm việc đổ mồ hôi.

-          Giữ phòng được thông thoáng bằng cách thường xuyên mở cửa sổ.

-          Mặc quần áo cotton nhẹ để cảm thấy thoải mái hơn.

-          Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, hãy thử tắm nước ấm trước khi đi ngủ và đặt một chiếc khăn mỏng trên gối để thấm hút mồ hôi.

-          Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp tăng cường khả năng phục hồi của cơ thể bạn, đặc biệt khi bạn cho bé bú mẹ.
 
 
tudu.com.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tại sao trẻ sơ sinh hay dụi mắt và làm cách nào để ngăn trẻ làm điều đó?
10 hành động của bố mẹ, tưởng đơn giản nhưng thực chất đang làm tổn thương con
Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh hiệu quả bố mẹ cần biết
Sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được? Ưu và nhược điểm của vòng tránh thai
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn?
Dấu hiệu mọc răng lệch ở trẻ em và cách khắc phục
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh là gì và có nguy hiểm không?
5 bí mật nho nhỏ có thể mẹ chưa biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh năm đầu đời
Phương pháp dạy bé 5 tháng tuổi cực hiệu quả của người Nhật
Cho đồ vào miệng gặm cũng là một mốc phát triển quan trọng của em bé 6 tháng tuổi, nếu trẻ chưa biết, bố mẹ cần lưu tâm
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
  15/02/2024- Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
  06/02/2024- Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
  08/01/2024- Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
  08/01/2024- Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
  04/01/2024- IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
  25/12/2023- Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
  10/12/2023- Tiếp tục phát huy tốt sứ mệnh người Nữ hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Xem tất cả
Liên kết email