Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn?
Ngày cập nhật:  30/01/2020 10:10:20
Trẻ biếng ăn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Vậy cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn?

Dưới đây là những chia sẻ của thạc sĩ Lê Thị Kim Mai, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương về bí quyết trẻ hết biếng ăn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn

Theo thạc sĩ Lê Thị Kim Mai, trẻ được coi là biếng ăn khi có trên 2 dấu hiệu dưới đây:

- Trẻ không chịu ăn hết khẩu phần hoặc bữa ăn kéo dài hơn 30 phút/bữa
- Trẻ ăn ít hơn ½ khẩu phần ăn theo tuổi
- Trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt
- Trẻ từ chối không chịu ăn, chạy trốn hoặc khóc lóc, gào thét khi thấy thức ăn


  
Trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến còi cọc, thiếu vi chất dinh dưỡng và dễ mắc bệnh

- Trẻ nhìn thấy thức ăn là có phản ứng nôn ọe
- Không tăng cân liên tục trong 3 tháng liền  

Nguyên nhân gây biếng ăn cho trẻ

Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến một số nguyên nhân như:

Biếng ăn do bệnh lý: Suy dinh dưỡng, nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) sốt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp…. Khi gặp nguyên nhân này các bà mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Biếng ăn do tâm lý: Đây là nguyên nhân thường gặp và khá phổ biến, do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ. Biếng ăn tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép thuộc vào một khuôn khổ nào đó như: phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, phải mang khăn ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, kể tội hoặc nói xấu trẻ trong bữa ăn, cho thuốc vào thức ăn, vào sữa….

Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn: Cho trẻ ăn đi ăn lại một loại thức ăn gây cho trẻ cảm giác chán ngán. Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn bã, lâu ngày dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng; cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn kéo dài đến 2 - 3 tuổi; pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm xương, pha bột vào sữa… đều làm cho trẻ khó tiêu hóa. Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm cũng làm cho trẻ không nuốt được dẫn đến chán ăn.


Cha mẹ nên thay đổi đa dạng thực phẩm cho trẻ để hết biếng ăn, phát triển toàn diện về thế chất, tinh thần

Nên làm gì khi trẻ biếng ăn?

- Thay đổi thức ăn cho trẻ hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều món ăn khác nhau. Hãy tôn trọng sở thích của bé bằng cách cho trẻ ăn món trẻ thích.

- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá. Cho trẻ ăn lượng cân đối các dạng thức ăn.

- Thường xuyên thay đổi cách chế biến để giúp trẻ ngon miệng.

-  Trang trí, chuẩn bị món ăn thật đẹp đẽ, hấp dẫn. Ví dụ như bát và thìa cho trẻ ăn có nhiều hình thù khác nhau giúp trẻ hứng thú khi ăn.

- Nếu trẻ từ chối ăn một loại thức ăn mới, cha mẹ đừng cố ép mà hãy thử vào khi khác.

- Không nên cho trẻ ăn quà vặt như bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn.

- Bữa ăn của trẻ không kéo dài quá 30 phút.

- Cho trẻ ăn khi thấy trẻ đói, khi trẻ từ chối ăn không nên ép và cho trẻ thử ăn thức ăn khác (nếu phù hợp). Khen thức ăn ngon và tươi cười vui vẻ, khuyến khích trẻ thật nhiều để trẻ tự tin và thích thú với việc ăn.

Nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn để ăn. Hãy khen ngợi khi trẻ chịu ăn dù chỉ là một lượng thức ăn nhỏ.

Bí quyết phòng tránh biếng ăn cho trẻ

- Cho trẻ ăn bổ sung đúng thời điểm, tròn 6 tháng tuổi. Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn.

- Cho trẻ ăn vừa đủ số lượng và số bữa phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Khẩu phần của trẻ cần phù hợp với độ tuổi. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều làm trẻ quá no khiến trẻ khó chịu dẫn đến sợ ăn.

- Cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn để phòng tránh thừa hoặc thiếu vitamin, khoáng chất.

Để cho trẻ “biết đói” bằng cách cho trẻ ăn đúng bữa, đúng giờ. Không nên bắt ép trẻ ăn, không quát mắng, dọa dẫm hay đánh trẻ. Cha mẹ hãy dừng bữa khi trẻ không còn muốn ăn thêm.

Hạn chế tối đa sự mất tập trung khi cho trẻ ăn, không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, chơi game hay đi rong.

Tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi cho trẻ ăn và sẵn sàng khen ngợi trẻ khi cần.

 
Theo K.Mai/Gia đình mới
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Dấu hiệu mọc răng lệch ở trẻ em và cách khắc phục
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh là gì và có nguy hiểm không?
5 bí mật nho nhỏ có thể mẹ chưa biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh năm đầu đời
Phương pháp dạy bé 5 tháng tuổi cực hiệu quả của người Nhật
Cho đồ vào miệng gặm cũng là một mốc phát triển quan trọng của em bé 6 tháng tuổi, nếu trẻ chưa biết, bố mẹ cần lưu tâm
Bác sĩ nhi giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào khi chế biến đồ ăn dặm cho con
Vì sao phụ nữ bị giảm trí nhớ sau sinh và làm sao để khắc phục tình trạng này?
Bé 3 tuổi bị viêm amidan có nguy hiểm không? Nên xử lý thế nào?
Chữa đái dầm cho trẻ 4 tuổi trở lên ra sao? 4 Bí quyết bố mẹ nên áp dụng
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em: Bệnh viêm phổi ở trẻ có lây không? Cách chăm trẻ bị viêm phổi sao cho đúng
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
  15/02/2024- Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
  06/02/2024- Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
  08/01/2024- Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
  08/01/2024- Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
  04/01/2024- IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
  25/12/2023- Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
  10/12/2023- Tiếp tục phát huy tốt sứ mệnh người Nữ hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Xem tất cả
Liên kết email