Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh là gì và có nguy hiểm không?
Ngày cập nhật:  02/01/2020 15:11:01
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, hay quấy khóc, cáu kỉnh. Mẹ cần trang bị những kiến thức đầy đủ về chứng bệnh này để có thể giúp con tránh được những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra.

 
Giấc ngủ quan trọng thế nào với trẻ sơ sinh?

Ngủ chính là lúc để não bộ phát triển. Giấc ngủ tham gia vào quá trình phát triển của trẻ thông qua hormone tăng trưởng. Có tới 80% tế bào não được tạo ra trong 3 năm đầu đời, liên quan mật thiết đến thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ của trẻ. Không chỉ có vai trò trong việc phát triển thể chất, giấc ngủ còn có ý nghĩa đối với việc phát triển trí tuệ, bởi lúc ngủ là thời gian để não bộ có thể xử lý những thông tin mà trẻ tiếp nhận được trong ngày.
 
 
 
Nếu không vì lý do bất khả kháng, trẻ nên được mọi điều kiện để có được một giấc ngủ ngon, đảm bảo cả thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ. Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể khiến cho trẻ hay quấy khóc, cáu kỉnh. Lâu dài có thể dẫn đến giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập, thậm chí là rối loạn hành vi, cảm xúc khi trẻ trưởng thành.

Trẻ sơ sinh ngủ bao lâu là đủ giấc?

Khó có thể nói chính xác thời gian ngủ bao lâu là đủ ở trẻ sơ sinh, bởi nó còn tùy thuộc vào đặc điểm thể chất của từng trẻ. Trung bình mỗi ngày trẻ sơ sinh ngủ 18 - 20 giờ. Thời gian mỗi giấc ngủ ở mỗi trẻ là khác nhau, trung bình khoảng 30-180 phút, có khi lên đến 5-10 giờ/giấc ngủ. Trẻ sơ sinh thường ngủ vào ban ngày nhiều hơn. Càng lớn thì thời gian ngủ trong ngày của trẻ càng ngắn lại dần.

Biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ

Khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc, giật mình, vặn mình, gắt ngủ, quấy khóc đêm, thức khuya, ngủ muộn … Nếu trẻ bị rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng, thể chất và khả năng nhận thức của bé sau này.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh
 
 

Nguyên nhân sinh lý

Có 2 dạng giấc ngủ REM - NREM. Trong đó giấc ngủ NREM (Non Rapid Eye Movement: giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh) và REM (Rapid eye movement: giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh).

Giấc ngủ NREM chiếm 75% tổng số thời gian ngủ, giấc ngủ REM chiếm 25% tổng số thời gian ngủ. Nhưng riêng ở trẻ em giấc ngủ REM chiếm tới 50%, đặc điểm của giấc ngủ này là khi trẻ ngủ các cơ quan trong cơ thể lại tăng hoạt động: Tim đập nhanh hơn, thở nhanh hơn, não tăng chuyển hóa hơn... Chỉ cần 1 cử động nhỏ cũng dễ dàng đánh thức bé và sự thức dậy ngắn cũng làm bé tỉnh ngủ hoàn toàn.

Ngoài ra, trong giai đoạn trẻ đang phát triển nhanh có những thời điểm khiến trẻ dễ bị khó ngủ, quấy khóc như khi trẻ sắp bò, sắp mọc răng, sắp đi, vận động nhiều quá vào ban ngày hoặc ăn ít quá, ăn no quá...
 
Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ có các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, não bộ... cũng là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Những trẻ bị mắc các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, COPD, đau chướng bụng, đầy hơi, bị chứng tăng động, kích thần thần kinh, rối loạn tập trung… đều có hậu quả là rối loạn giấc ngủ và có thể khiến cho những tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh có nhiều biểu hiện khác nhau như:

có cơn ngừng thở ngắn kèm ngáy khi ngủ, giật cơ khi ngủ
các cử động chân tay có tính chu kỳ
mộng du
mất ngủ
có các cơn hoảng sợ ban đêm…

Rối loạn giấc ngủ khiến trẻ chậm lớn về cả thể chất và trí não. Trẻ ít ngủ, quấy khóc nhiều sẽ hình thành cảm xúc tiêu cực, và thường hay cáu gắt, tỏ ra khó chịu hơn so với các bạn đồng lứa khi lớn lên.
 
 
 
Làm gì để giúp trẻ có giấc ngủ ngon

Theo bác sĩ, để phòng bé bị rối loạn giấc ngủ, nên tránh cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, tập cho con thói quen đi ngủ đúng giờ, đồng thời tạo không gian phòng ngủ thoáng mát, yêu tĩnh. Trước giờ ngủ, không nên để trẻ ở trạng thái kích thích quá mức hoặc ức chế thần kinh

Để trẻ có giấc ngủ ngon, các bậc cha mẹ nên vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ trước khi ngủ, nên cho trẻ ngủ đúng giờ. Không nên cho trẻ ăn trước khi ngủ, khi trẻ ngủ rồi không nên cho trẻ uống sữa vì khi bú sữa trẻ phải thức, giấc ngủ sẽ không liên tục.

Ngoài ra, cần để phòng ngủ thoáng, không có tiếng động, tắt điện, kéo rèm đảm bảo phòng đủ tối để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Giấc ngủ rất quan trọng. Ngủ sớm, ngủ đúng giờ, ngủ ngon sẽ giúp trẻ hồi phục trí nhớ, tăng trưởng chiều cao tốt.
 
theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
5 bí mật nho nhỏ có thể mẹ chưa biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh năm đầu đời
Phương pháp dạy bé 5 tháng tuổi cực hiệu quả của người Nhật
Cho đồ vào miệng gặm cũng là một mốc phát triển quan trọng của em bé 6 tháng tuổi, nếu trẻ chưa biết, bố mẹ cần lưu tâm
Bác sĩ nhi giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào khi chế biến đồ ăn dặm cho con
Vì sao phụ nữ bị giảm trí nhớ sau sinh và làm sao để khắc phục tình trạng này?
Bé 3 tuổi bị viêm amidan có nguy hiểm không? Nên xử lý thế nào?
Chữa đái dầm cho trẻ 4 tuổi trở lên ra sao? 4 Bí quyết bố mẹ nên áp dụng
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em: Bệnh viêm phổi ở trẻ có lây không? Cách chăm trẻ bị viêm phổi sao cho đúng
7 quan niệm sai lầm trong ăn uống sau sinh nhiều mẹ Việt vẫn răm rắp nghe theo
10 mẹo cực lợi hại khi cho con bú, chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên bỏ qua
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
  15/02/2024- Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
  06/02/2024- Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
  08/01/2024- Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
  08/01/2024- Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
  04/01/2024- IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
  25/12/2023- Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
  10/12/2023- Tiếp tục phát huy tốt sứ mệnh người Nữ hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Xem tất cả
Liên kết email