Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
5 bí mật nho nhỏ có thể mẹ chưa biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh năm đầu đời
Ngày cập nhật:  26/12/2019 14:56:00
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh năm đầu đời là một trong những vấn đề khó khăn nhất với ai lần đầu làm cha mẹ. Qua những đêm dài đằng đẵng và khó nhằn, chúng ta học được rằng trẻ nhỏ không ngủ như chúng ta.

 

Một số trẻ nhỏ “tiệc tùng” thâu đêm và ngủ suốt cả ban ngày

Charles Shubin, giám đốc khoa nhi tại Mercy Family Care ở Baltimore đã phát biểu dí dỏm thế này: “Nhiều em bé đến thế giới này với nhịp sống ngày và đêm hoàn toàn đảo ngược.”

 

Những cú đêm nhỏ xíu này ngủ rất nhiều vào ban ngày, để dành năng lượng và thời gian cho ban đêm. Trẻ sơ sinh có thể thức dậy mỗi giờ vào ban đêm để đá chân, đòi bú và đòi hỏi sự chăm sóc yêu thương của người lớn khiến cha mẹ mệt mỏi. Điều này có thể rất khó khăn đối với người trưởng thành, bởi vì cơ thể chúng ta không định hướng sinh lý để thức suốt đêm như vậy.

 

Mẹ nên cố gắng chợp mắt trong thời gian ngủ của bé và nhớ rằng việc đảo lộn ngày/đêm của bé chỉ là tạm thời.

 

Khi não và hệ thần kinh trung ương của bé trưởng thành, chu kỳ giấc ngủ của bé sẽ dài hơn và giấc ngủ sẽ nhiều hơn vào ban đêm. Hầu hết các bé bắt đầu điều chỉnh theo thời gian biểu của gia đình sau một tháng đầu.

 

Mẹ có thể hỗ trợ quá trình điều chỉnh này bằng cách tạo ra một môi trường yên tĩnh, tối vào ban đêm, trong khi để mặt trời chiếu sáng vào ban ngày.

 

Trong những lần cho bú vào ban ngày, mẹ có thể nói chuyện, tương tác nhiều với con, trong khi những lần cho bú vào ban đêm thì nên yên tĩnh với ít ánh sáng nhất có thể. Những điều này sẽ giúp con yêu dần dần nhận ra và điều chỉnh nếp ngủ.

 

 

 

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh năm đầu đời thật thất thường và khó lường

 

Trong những tuần đầu tiên, em bé có thể ngủ nhiều như một chú gấu ngủ đông. Nhưng vấn đề là hầu hết trẻ sơ sinh không ngủ quá 2 đến 4 giờ mỗi lần, cả ngày và đêm, trong vài tuần đầu tiên của cuộc đời.

 

Trẻ sơ sinh thường ngủ 14 đến 18 giờ một ngày trong tuần đầu tiên và 12 đến 16 giờ khi chúng được một tháng tuổi. (Mỗi em bé là một cá thể khác biệt, một số bé ngủ ít hơn một chút hoặc nhiều hơn một chút so với trung bình.)

 

Tuy nhiên, dù em bé của mẹ háu ngủ nhưng lại rất thất thường. Trong một cuộc khảo sát gần đây trên BabyCenter, 71% bà mẹ tiết lộ rằng thiếu ngủ là phần khó nhằn nhất khi sinh con.

 

Có những bà mẹ chia sẻ “bé 9 tuần tuổi của tôi ngủ rất ngắt quãng, có khi con ngủ một mạch kéo dài 4 giờ đồng hồ, trong khi có những lúc, con mới ngủ 1 tiếng đã thức dậy.

 

Ngược lại, một số cha mẹ giật mình và thậm chí hoảng hốt khi thấy em bé ngủ rất nhiều.

 

 

Đôi khi trẻ sơ sinh không cần quá yên tĩnh để ngủ

 

Đừng cảm thấy như bạn phải thì thầm hoặc nhón chân lặng lẽ khi em bé sơ sinh đang ngủ. Hầu hết trẻ nhỏ có thể ngủ ở những nơi ồn ào nhất, sáng nhất. Trẻ sơ sinh không cần môi trường để ngủ như người lớn chúng ta hay cần.

 

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi mẹ biết rằng con yêu của mẹ vừa trải qua 9 tháng trong tử cung – nơi này không yên ắng như mẹ nghĩ. Âm thanh của nhịp tim, hệ tiêu hóa và các chức năng cơ thể khác của người mẹ thực ra lại tạo ra tiếng ồn khá to.

 

Nhiều trẻ sơ sinh ngủ tốt hơn khi được bao quanh bởi một số loại âm thanh lặp đi lặp lại, như tiếng quạt.

 

Trẻ sơ sinh cũng còn quá nhỏ để bị phân tâm bởi những gì xung quanh. Em bé chỉ đơn giản là ngủ bất cứ khi nào bé cần. Vì vậy, ít nhất là trong giai đoạn đầu, có lẽ mẹ sẽ không cần phải yêu cầu khách đến nhà phải im lặng, thì thầm. Và mẹ có thể đưa con ra phòng khách mà không phải lo lắng về việc phá giấc ngủ của con.

 

Hãy tận hưởng giai đoạn này, vì khi em bé của mẹ qua giai đoạn sơ sinh này, con sẽ bắt đầu nhận thức rõ hơn về môi trường của mình, bé sẽ qua giai đoạn “ngủ bất cứ lúc nào”.

 

Sau đó, tiếng ồn và những tác động khác sẽ trở thành vấn đề với con, và mẹ sẽ phải bắt đầu rón rén bước chân trong nhà.

 

 

 

Mỗi em bé có tính cách ngủ riêng

 

Luôn có sự khác biệt trong từng em bé ở việc ngủ, cũng giống như người lớn có người ngủ nhiều, người ngủ ít. Cha mẹ có thể thấy những khác biệt này từ rất sớm. Như một bà mẹ hai con chia sẻ: “Đứa con đầu là đứa dễ ngủ, nhưng đứa thứ hai lại hay trở mình nhiều và ngủ ít.”

 

Dù mẹ có may mắn hay không trong việc con có dễ ngủ hay không thì mẹ vẫn có thể bắt đầu tập cho con những thói quen đi ngủ bằng những hành động lặp đi lặp lại trước khi ngủ và tìm hiểu thêm về những điều cần biết về giấc ngủ của con.

 

 

 

Em bé cần một không gian ngủ thoải mái

 

Thế hệ trước đây cần một chiếc giường cũi được trang bị bộ quây cũi, mền, và 1, 2 chiếc gối. Nhưng giờ mọi thứ đã thay đổi. Hóa ra sẽ an toàn hơn cho con khi được ngủ trong một môi trường hợp lý. Tư thế ngủ và không gian ngủ an toàn nhất cho em bé là nằm ngửa trên một tấm nệm phẳng, chắc chắn, được phủ khít với tấm trải nệm. Chỉ cần như vậy.

 

Một chiếc giường không có chăn hay gối? Nghe có vẻ lạnh và khó chịu với người lớn, nhưng với quần áo phù hợp, điều này sẽ thật hoàn hảo, an toàn và dễ chịu cho em bé.

 

Trong phạm vi em bé ngủ, hãy loại bỏ bất kỳ vật dụng nào có khả năng gây ngạt thở cho em bé, gây ra tình trạng ấm quá mức cần thiết hoặc làm suy yếu hô hấp, bao gồm mền, quây cũi, gối, thú nhồi bông. Điều này giúp giảm nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ em) cho bé – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ cho trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi.

 

Nếu bạn ngủ chung giường với con, bạn có thể giảm nguy cơ SIDS cho bé bằng cách làm theo một số hướng dẫn cơ bản. Hãy tìm hiểu thêm về việc ngủ trên giường gia đình.

 

Và mặc dù em bé của bạn chưa thể ngủ an toàn dưới chiếc chăn tuyệt đẹp mà bạn đã chuẩn bị thì bạn vẫn có thể tận dụng nó như treo trên phía sau chiếc ghế bập bênh hoặc để bé nằm trên nó.

 

 

Theo Babycenter
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Phương pháp dạy bé 5 tháng tuổi cực hiệu quả của người Nhật
Cho đồ vào miệng gặm cũng là một mốc phát triển quan trọng của em bé 6 tháng tuổi, nếu trẻ chưa biết, bố mẹ cần lưu tâm
Bác sĩ nhi giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào khi chế biến đồ ăn dặm cho con
Vì sao phụ nữ bị giảm trí nhớ sau sinh và làm sao để khắc phục tình trạng này?
Bé 3 tuổi bị viêm amidan có nguy hiểm không? Nên xử lý thế nào?
Chữa đái dầm cho trẻ 4 tuổi trở lên ra sao? 4 Bí quyết bố mẹ nên áp dụng
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em: Bệnh viêm phổi ở trẻ có lây không? Cách chăm trẻ bị viêm phổi sao cho đúng
7 quan niệm sai lầm trong ăn uống sau sinh nhiều mẹ Việt vẫn răm rắp nghe theo
10 mẹo cực lợi hại khi cho con bú, chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên bỏ qua
Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
Xem tất cả
Liên kết email