Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh hiệu quả bố mẹ cần biết
Ngày cập nhật:  05/02/2020 15:15:55
Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh hiệu quả nhất là phải biết cương nhu đúng lúc. Bố mẹ không nên quá dễ dãi hoặc quá khắc khe với con ở tuổi này.

 

Đa số trẻ 3 tuổi thường tỏ ra bướng bỉnh, không muốn nghe lời bố mẹ như trước. Các nhà tâm lý thường gọi đây là cuộc “khủng hoảng tuổi lên 3”. Trẻ sẽ có những biểu hiện khiến người lớn khó kiểm soát, thậm chí bực dọc. Tuy nhiên, quát mắng hay đánh đòn bé lúc này là điều không nên. Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh tốt nhất là uốn nắn con một cách nhẹ nhàng và từ tốn.

Vì sao trẻ 3 tuổi trở nên bướng bỉnh?

Trước khi tìm cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh trở nên ngoan ngoãn, bố mẹ cần hiểu vì sao trẻ rơi vào trạng thái này. Khi trẻ lên 3, sự tự ý thức ở trẻ bắt đầu xuất hiện. Lúc này, trẻ sẽ có xu hướng muốn tự mình chăm sóc bản thân, khám phá thế giới. Ba mẹ có thể nhận thấy điều đó qua việc trẻ muốn tự thay quần áo, tự xúc ăn…



Đối với trẻ, những hoạt động của người lớn luôn khiến trẻ cảm thấy thích thú. Người lớn như là hình mẫu để trẻ bắt chước làm theo. Nhiều bé còn muốn làm việc nhà như mẹ hay sửa chữa đồ đạc như ba. Thế nhưng đa số trẻ sẽ tỏ ra không thích sự can thiệp hay giúp đỡ của người lớn. Thay vào đó, bé muốn tự bắt chước, học hỏi và trải nghiệm mọi thứ.
 
Trẻ 3 tuổi thường rất bướng bỉnh

Một số biểu hiện tâm lý thường gặp của trẻ lên 3

– Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.
– Đa số các bé muốn được đáp ứng những đòi hỏi của bản thân.
– Trẻ trở nên tự tiện hơn, liều lĩnh hơn với các hành động, quyết định của mình. Nhiều bé muốn tự mình làm điều gì đó mà không hỏi qua ý của người lớn.
– Một vài trẻ tỏ ra vô lễ với người lớn khi nói chuyện trống không. Có trường hợp trẻ vì nôn nóng làm điều mình muốn sẽ nói hỗn với người lớn.
– Trẻ luôn trong trạng thái sẵn sàng tranh cãi hay gây chiến với người lớn. Nhiều trường hợp trẻ lỳ lợm, chống đối rất mãnh liệt yêu cầu của bố mẹ.


 
Trẻ luôn trong trạng thái sẵn sàng tranh cãi với người lớn

Theo các chuyên gia tâm lí thì đây là điều bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Bố mẹ cần hiểu rõ vấn đề này và không nên gắt gỏng, bực dọc với con. Việc dùng đòn roi để định hướng trẻ chỉ khiến tình trạng trẻ thêm tồi tệ. Tuy nhiên, việc chiều chuộng trẻ cũng không phải là cách hay. Vì như vậy, trẻ sẽ theo đó mà trở nên đòi hỏi hơn, ăn vạ hơn…

Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh tốt nhất – nhẹ nhàng, từ tốn, không chiều chuộng vô lý

Đa phần trẻ bướng bỉnh sẽ không làm theo ý ba mẹ. Cho nên ban đầu, bạn đừng ép buộc trẻ phải làm điều gì đó. Thay vì ra lệnh hay răn đe, ba mẹ hãy nhẹ nhàng nói chuyện với trẻ. Tất nhiên, sẽ chẳng có chuyện trẻ nghe theo ngay từ đầu. Vì thế ba mẹ hãy kèm theo lời nói là cử chỉ âu yếm, nhẹ nhàng. Dần dần, sự bướng bỉnh của trẻ sẽ được xoa dịu và trẻ sẽ nghe lời ba mẹ hơn.

Ba mẹ cũng không nên đặt yêu cầu quá cao đối với trẻ. Thay vào đó, bạn nên giữ thái độ hòa nhã, ân cần với trẻ. Có thể những cơn bướng bỉnh của trẻ khiến ba mẹ mất bình tĩnh. Tuy nhiên, ba mẹ phải tập cách kiềm chế, tuyệt đối không cáu gắt. Bởi vì trẻ đang xem ba mẹ là hình mẫu để bắt chước. Khi ba mẹ cáu gắt, trẻ cũng sẽ cáu gắt theo.


 
Ba mẹ cũng đừng ngại ngần dành cho trẻ những lời động viên, khích lệ

Những trẻ bướng bỉnh thường muốn tự quyết định. Vì thế ba mẹ hãy khéo léo chiều theo điều đó. Tuy nhiên, không phải để trẻ làm theo ý mình hoàn toàn mà đưa ra nhiều cách để trẻ tự chọn. Tất nhiên là những lựa chọn ấy đúng với mục đích mà ba mẹ muốn trẻ hướng đến. Nếu trẻ muốn tự ăn cơm, tự chọn quần áo, tự tắm rửa… hãy để trẻ thực hiện.

Học cách phớt lờ và bình tĩnh

Tuy nhiên, đứng trước các yêu cầu quá quắt của trẻ, ba mẹ cũng nên học cách phớt lờ. Tất nhiên, trẻ sẽ khó chịu, cáu gắt thậm chí là quấy khóc hay ăn vạ. Nếu không thể đánh lạc hướng được trẻ hãy mặc kệ trẻ. Bởi lẽ đa phần trẻ khi không ai quan tâm sẽ tự động thôi khóc.


 
Thay lời kết

Hầu như ba mẹ nào cũng phải đối mặt với giai đoạn bướng bỉnh của trẻ. Thái độ và hành vi của trẻ khiến ba mẹ lo lắng về nhân cách con trong tương lai. Tuy nhiên, ba mẹ không nên trầm trọng hóa hiện tượng này. Đơn giản vì chúng là biểu hiện phát triển mình thường và có thể khắc phục được. Bạn hãy thực hiện đúng những cách trên bài viết đã nêu. Chúc bố mẹ và bé sẽ nhận được kết quả như mong muốn.
 
theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được? Ưu và nhược điểm của vòng tránh thai
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn?
Dấu hiệu mọc răng lệch ở trẻ em và cách khắc phục
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh là gì và có nguy hiểm không?
5 bí mật nho nhỏ có thể mẹ chưa biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh năm đầu đời
Phương pháp dạy bé 5 tháng tuổi cực hiệu quả của người Nhật
Cho đồ vào miệng gặm cũng là một mốc phát triển quan trọng của em bé 6 tháng tuổi, nếu trẻ chưa biết, bố mẹ cần lưu tâm
Bác sĩ nhi giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào khi chế biến đồ ăn dặm cho con
Vì sao phụ nữ bị giảm trí nhớ sau sinh và làm sao để khắc phục tình trạng này?
Bé 3 tuổi bị viêm amidan có nguy hiểm không? Nên xử lý thế nào?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email