Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Chăm sóc mẹ bầu sau sinh tháng đầu đúng cách để mau phục hồi
Ngày cập nhật:  17/02/2023 08:18:39
Quan niệm chăm sóc phụ nữ sau sinh giữa các thế hệ có sự khác biệt. Vậy, chăm sóc mẹ bầu sau sinh tháng đầu như thế nào để mau chóng phục hồi?
 

1. Những biến đổi của cơ thể bà bầu sau khi sinh
 

1.1 Giảm cân ngay
 

Hầu hết mẹ bầu sẽ giảm khoảng 5,5kg ngay sau khi sinh được em bé. 5,5kg này bao gồm khoảng 3-4kg trọng lượng em bé và i0,5-1kg trọng lượng nhau thai, khoảng 1kg máu và nước ối. Vào những ngày cuối của tuần đầu sau khi sinh, bạn có thể giảm thêm được  khoảng 2kg nhờ cơ thể lúc này không còn bị tích nước nữa.

Tuy nhiên, để lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai, nhất là phần bụng thì mẹ bầu cần phải có một khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí có người còn phải mất đến vài năm.

1.2 Tử cung có máu
 

Sau khi em bé được ra đời, những tế bào tạo nên lớp đệm tử cung bắt đầu bong và trôi ra khỏi âm đạo gọi là sản dịch. Sản dịch có lẫn máu, màu đỏ tươi giống như kinh nguyệt, sau đó nhạt màu dần và cuối cùng có màu trắng hoặc màu vàng trước khi hết hẳn. Sản dịch thường rỉ ra ngoài tử cung trong khoảng thời gian là 2 tuần.

1.3 Tâm trạng thay đổi bất thường
 

Trong một hoặc hai tuần đầu sau sinh, nhiều mẹ bầu sau sinh con so (sinh con lần đầu) mắc phải chứng “u buồn sau sinh”. Triệu chứng này sẽ khiến mẹ bầu buồn rầu, chán nản, kiệt sức, mất ngủ hoặc cảm thấy rất bế tắc và lo âu. Bên cạnh đó, khẩu vị cũng sẽ thay đổi, bạn có thể muốn ăn nhiều hoặc ít hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu sau sinh không nên lo lắng vì sự thay đổi cảm xúc này thường sẽ biến mất trong vòng 3-4 tuần.

me bau

 

2. Mẹ bầu sau sinh khi nào nên đến bệnh viện?

Sau khi sinh nếu mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm sau phải đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời:

2.1 . Chảy máu âm đạo nhiều bất thường
 

Đây có thể là các triệu chứng xuất huyết hậu sản vô cùng nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ đe dọa tính mạng của sản phụ.

  • Dịch chảy ra thấm ướt một miếng băng vệ sinh trong vòng chưa tới một giờ
  • Dịch có lẫn máu thành cục lớn, chảy máu đỏ tươi trong vòng  bốn ngày hoặc nhiều hơn sau khi sinh
  • Sốc và choáng váng
  • Suy nhược cơ thể 
  • Tim đập nhanh và  thở nông hoặc thở gấp
  • Cơ thể ớn lạnh
  • Mất ngủ thường xuyên
  • Rối loạn tinh thần, không được ổn định
     

2.2 Nhiễm khuẩn hậu sản
 

Nhiễm khuẩn hậu sản khiến cơ thể  mẹ bầu sau sinh bị đau đớn, kiệt sức và cũng có thể gặp nhiều nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản mẹ bầu cần chú ý bao gồm:

  • Bị sốt
  • Đau ở bụng dưới
  • Chất bài tiết có mùi hôi (dấu hiệu của viêm màng trong dạ con)
  • Mẹ bầu đi tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu vẩn đục hoặc có lẫn máu (đó là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu)
  • Tấy đỏ, đau, chảy mủ hoặc sưng xung quanh vết thương (đó là vết rạch sinh mổ, rạch âm hộ hoặc vết rách)
  • Một bên ngực đang bị đau tức, căng cứng và tấy đỏ kèm sốt, ớn lạnh, đau cơ hoặc mệt mỏi và có thể đau đầu (dấu hiệu của viêm vú, nhiễm trùng vú)

me bau

 

2.3 Trầm cảm
 

Các mẹ bầu sau sinh rất dễ mắc phải căn bệnh này. Trầm cảm không chỉ khiến mẹ bầu  mất ngủ, dễ hành động dại dột mà còn gây ra mất sữa, không có sữa cho con bú. Các dấu hiệu trầm cảm mẹ bầu sau sinh nên chú ý như:

  • Mất ngủ thường xuyên
  • Có những suy nghĩ muốn làm hại bé
  • Khóc ròng kéo dài trong suốt vài ngày
  • Có nhiều cảm giác hoảng sợ hoặc oán hận

3. Các cách chăm sóc mẹ bầu  sau sinh thường để mau phục hồi
 

Cuộc sống của mẹ với quỹ thời gian vô cùng eo hẹp, bạn khó có thể thực hiện cùng lúc nhiều việc. Tuy nhiên,bạn  có thể lựa chọn vài việc và tập trung thực hiện để cải thiện tâm lý cũng như sức khỏe sau sinh.

3.1 Kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu sau sinh
 

Để chăm sóc mẹ bầu sau sinh, bạn nên tham khảo những kinh nghiệm như:

Chăm sóc vùng nhũ hoa

Ai cũng biết trong quá trình thời gian cho con bú, vú bị căng sữa liên tục sẽ khiến ngực biến dạng. Hơn nữa, nhiều mẹ bầu chưa biết cho con bú đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng ngực bị chảy xệ, nhũ hoa bị thâm sạm. Vì thế chị em nên chú ý đến việc chăm sóc vòng 1 và cho bé bú đều 2 bên vú. Ngoài ra, bạn nên massage nhẹ nhàng vùng ngực trước khi cho con bú để giúp tiết sữa được nhanh hơn.

me bau

 

Chăm sóc vùng kín 

Đối với các mẹ bầu sinh thường, cắt (hoặc rạch) tầng sinh môn là những thủ thuật thường gặp. Bác sĩ có thể rạch khu vực giữa âm đạo và hậu môn (gọi là đáy chậu) để hỗ trợ cho việc điều chuyển dạ thành công. Sau khi sinh thường, khu vực bị rạch sẽ trở nên rất nhạy cảm trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên nên có thể gây đau khi bạn ngồi, đi lại, ho hay hắt hơi.

Để làm giảm sưng, đau và ngứa ở khu vực rạch tầng sinh môn, các mẹ bầu có thể thử vài gợi ý sau:

  • Đá lạnh: trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh, chườm một túi nước đá vào quanh khu vực sinh môn.
  • Nước ấm: Vệ sinh bằng các nước muối ấm.
  • Nghỉ ngơi: Nằm nghiêng sẽ tốt hơn vì có thể làm giảm bớt được áp lực lên tầng sinh môn. Mẹ bầu cố gắng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Bài tập Kegel: Thực hiện các  bài tập Kegel giúp tăng cường cơ bắp ở đáy chậu, giúp khu vực này mau chóng lành. Để thực hiện, hãy thắt chặt cơ như lúc đang cố nín tiểu. 10 giây sau đó hãy thả lỏng và cố gắng lặp lại 15-20 lần và các mẹ có thể luyện tập bất kỳ chỗ nào.
  • Giữ gìn vệ sinh: Giữ cho vùng sinh môn sạch sẽ, khô ráo bằng cách thay bằng vệ sinh thường xuyên, ít nhất 3-4 tiếng một lần.
  • Ngoài ra, mẹ cần mặc quần áo thật thoải mái và có chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống đủ nước để có thể đảm bảo ruột mềm, đi tiêu đầy đủ.

Nếu chăm sóc thật tốt thì vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hoàn toàn sau khoảng 2-3 tuần, phục hồi lại được cảm giác ban đầu và quan hệ vợ chồng cũng trở lại sau 2 tháng sinh em bé.

Ngược lại, nếu không chăm sóc vùng kín một chu đáo, người mẹ có thể gặp phải một trong những vấn đề như vết thương sẽ bị nhiễm khuẩn, có dấu hiệu sưng tấy và rát hoặc ngứa, có mùi hôi khó chịu, viêm nấm,khí hư (huyết trắng) đau rát khi “yêu”. Vì thế, mẹ bầu không nên lơ là việc chăm sóc vùng kín sau sinh nhé.

3.2. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu sau sinh

Những ngày đầu sau khi sinh con, vấn đề dinh dưỡng sau khi sinh cho sản phụ cần phải được đặc biệt chú ý. Thức ăn cho mẹ trong những ngày này phải thật mềm, ấm và dễ tiêu hóa. Bạn có thể lựa chọn các món ăn  như cháo, mì, gạo, trứng gà để bồi bổ giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn trong chế độ chăm sóc mẹ bầu sau sinh.

Đối với mẹ bầu sinh mổ

Đối với các mẹ bầu sinh mổ, khi chưa “đánh hơi” được các dấu hiệu thông ruột thì bạn chỉ nên ăn cháo loãng và không được ăn các loại thực phẩm sau:

  • Cháo thịt.
  • Cháo cá.
  • Cháo móng giò.
  • Sữa tươi.
  • Sữa đậu nành.
  • Nước mía.
  • Thực phẩm lên men.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Khi đường ruột đã hồi phục và có thể đi được  đại tiện bình thường thì bạn có thể ăn chế độ bình thường.

Đối với các mẹ sinh thường

Các mẹ sinh thường thì có thể ăn đa dạng hơn. Các thực phẩm mà bạn có thể ăn lúc này bao gồm:

  • Sữa.
  • Các loại sinh tố hoa quả
  • Cháo thịt ( đầy đủ các loại)
  • Cháo móng giò.

me bau

 

Nếu bị rạch tầng sinh môn thì  bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 khẩu phần ăn/ngày trong những ngày đầu của mẹ bầu sau sinh. Sau đó, dần dần bạn có thể ăn được chế độ bình thường.

3.3 Chăm sóc mẹ bầu sau sinh đối với làn da và vóc dáng
 

Để phục hồi làn da và vóc dáng sau khi sinh, mẹ bầu có thể đến những trung tâm dịch vụ chăm sóc mẹ bầu sau sinh hoặc áp dụng các phương pháp sau tại nhà sau:

Chăm sóc da

Sau khi sinh xong 10 ngày, mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp làm đẹp da như:

  • Thoa nghệ tươi được hạ thổ trong vòng 1-2 tháng
  • Bôi cao bí đao
  • Đắp mặt nạ hồng hoa với nghệ và dầu oliu hoặc mặt nạ có mật ong và dầu

 

Chăm sóc bụng

Để mẹ bầu sau sinh  giảm mỡ bụng giúp bụng thon gọn sau sinh, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:

  • Cho nước nóng vào chai thủy tinh rồi dùng nó để lăn vùng bụng. Bạn để vài lớp khăn trên bụng để mẹ bầu không bị nóng quá. Nước bớt nóng thì bỏ được khăn ra. Thực hiện hằng ngày cho đến khi nước nguội
  • Massage lớp bụng bằng rượu ngâm nghệ
  • Uống tinh nghệ và mật ong để có thể  sạch sản dịch

Thời gian mang thai và sinh đẻ, cơ thể mẹ bầu phải vắt kiệt dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi. Trong lúc sinh nở, cơ thể mẹ bầu  lại phải đối diện với nhiều tổn thương từ bên trong, vì vậy sau sinh chính là lúc cơ thể cần phải được chăm sóc nhiều nhất để phục hồi sức khỏe.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Dấu hiệu băng huyết sau sinh mọi phụ nữ mang thai và mới sinh con cần biết
Các mẹ băn khoăn: Sinh mổ tối đa được mấy lần?
Giải đáp: Trẻ bú sữa đầu và sữa cuối khác nhau như thế nào?
Bí quyết giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh, áp dụng ngay nếu mẹ thiếu sữa cho con
Sinh thường sau sinh mổ: Những lợi ích và nguy cơ đi kèm
3 thời điểm vàng chẩn đoán, sàng lọc dị tật ở thai nhi mẹ cần lưu ý
Liên cầu nhóm B ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh?
Ra nước ối nhưng không đau bụng rất nguy hiểm, mẹ bầu phải chú ý!
Hội chứng tiền kinh nguyệt, phương pháp chẩn đoán và điều trị
Những hành vi làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
  12/09/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  12/09/2024- Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
  12/09/2024- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
Xem tất cả
Liên kết email