Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Liên cầu nhóm B ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh?
Ngày cập nhật:  14/01/2023 07:58:38
 Vi khuẩn liên cầu nhóm B (Group B Streptococcus) là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong hệ tiết niệu, tiêu hóa và sinh dục. Trẻ bị nhiễm liên cầu nhóm B qua đường âm đạo của mẹ trong khi chuyển dạ.

Tổng quan vi khuẩn liên cầu nhóm B

Theo thống kê ước tính có khoảng 2 - 4 trong số 10 phụ nữ có vi khuẩn liên cầu nhóm B trong âm đạo, trực tràng. Trong số đó có khoảng 50% sẽ truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, chỉ có 1 - 2% trẻ sơ sinh mắc bệnh, nhưng lại là các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như: Nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phổi và thường xảy ra sớm, chủ yếu 12 - 24h sau sinh.
 

Điều đáng nói, ngay cả khi được điều trị tích cực thì nguy cơ tử vong hay di chứng cũng rất cao. May mắn thay, hầu hết các bệnh nhiễm trùng liên cầu nhóm B trong thai kỳ có thể được ngăn chặn nếu thai phụ được phát hiện trước khi sinh.
 

 

 

Liên cầu nhóm B ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh? - Ảnh 2.

Liên cầu khuẩn nhóm B là nguyên nhân phổ biến gây các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh.

Nhận biết trẻ sơ sinh nhiễm liên cầu nhóm B

Có 2 loại nhiễm liên cầu nhóm B ở trẻ sơ sinh, đó là:

- Nhiễm khuẩn sơ sinh sớm: Xảy ra trong vòng 1 tuần đầu sau sinh. Khi đó trẻ thường có triệu chứng trong vòng 24h đầu sau sinh.

Theo nghiên cứu, có khoảng 2/3 trẻ sơ sinh nhiễm GBS thuộc loại nhiễm GBS khởi phát sớm. Phần lớn trẻ nhiễm liên cầu nhóm B khởi phát sớm ở trẻ gây nhiễm trùng máu, viêm phổi và viêm màng não.

Trong số trẻ nhiễm liên cầu nhóm B khởi phát sớm, khoảng 10% sẽ tử vong (ngay cả với sự chăm sóc y tế tốt nhất), một số ít trẻ sẽ hồi phục sau điều trị viêm màng não do liên cầu nhóm B sẽ mang theo tổn thất về thể chất hoặc tinh thần vĩnh viễn.

- Nhiễm giai đoạn muộn: Xảy ra ở những trẻ từ 7 - 90 ngày tuổi, thường gặp trong vòng 1 tháng tuổi, hiếm gặp sau 3 tháng tuổi.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phát hiện được trẻ có nhiễm liên cầu nhóm B hay không?

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đã nhiễm liên cầu nhóm B là sốt, trẻ bỏ bú hoặc bú kém. Kèm theo là khó thở, tím tái, rối loạn điều khiển thân nhiệt, lờ đờ hoặc ngủ lịm

Trẻ bị nhiễm liên cầu nhóm B có thể mắc các bệnh lý nặng như: Viêm phổi; Nhiễm khuẩn huyết; Viêm màng não…

Viêm màng não thường hay gặp với nhóm khởi phát muộn, trong một số trường hợp có thể dẫn tới điếc và mù, mất khả năng học tập, động kinh, thậm chí có thể tử vong.

 

 

Liên cầu nhóm B ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh? - Ảnh 3.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đã nhiễm liên cầu nhóm B là sốt, bỏ bú hoặc bú kém. Ảnh minh hoạ.

 

 

 

Điều trị nhiễm liên cầu nhóm B như thế nào?

Thông thường trước khi sinh, các bác sĩ sẽ kiểm tra xem thai phụ có mắc liên cầu nhóm B hay không. Nếu thai phụ có mắc sẽ được kê thuốc cho sản phụ trong quá trình chuyển dạ, để phòng ngừa vi khuẩn không lây truyền sang trẻ.
 

Tuy nhiên, chỉ phòng ngừa được nhiễm trùng sơ sinh khởi phát sớm. Nguyên nhân của nhiễm trùng sơ sinh khởi phát muộn vẫn chưa được biết rõ, vì vậy hiện tại vẫn chưa có biện pháp để phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh khởi phát muộn.
 

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để chế tạo ra vaccine ngừa liên cầu nhóm B. Mới đây nhất WHO cũng phát đi thông báo kêu gọi phát triển khẩn cấp vaccine ngừa liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) - thủ phạm cướp đi sinh mạng của gần 150.000 trẻ nhỏ trên toàn thế giới mỗi năm.
 

Tóm lại: Liên cầu khuẩn nhóm B là nguyên nhân phổ biến nhất gây các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh như viêm màng não, viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết. Tuy vậy, để phòng tránh hiệu quả, thai phụ cần phải khám thai định kỳ, chẩn đoán trước sinh, tầm soát liên cầu khuẩn nhóm B… các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm khi thai nhi được 35 - 37 tuần tuổi.
suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
3 thời điểm vàng chẩn đoán, sàng lọc dị tật ở thai nhi mẹ cần lưu ý
Ra nước ối nhưng không đau bụng rất nguy hiểm, mẹ bầu phải chú ý!
Hội chứng tiền kinh nguyệt, phương pháp chẩn đoán và điều trị
Những hành vi làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân và triệu chứng khi mẹ bị lên máu sản hậu sau sinh
Lời khuyên của bác sĩ để phòng ngừa ung thư vú hiệu quả
Viêm nhiễm phụ khoa sau sinh: Mẹ đừng nên coi thường!
Những dấu hiệu dọa sinh non mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý
Phù thai ở bà bầu: Những điều cần lưu ý trong thời gian thai kỳ
Tử cung bất thường có thể gây hiếm muộn?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
  03/09/2024- Tại sao phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
  03/09/2024- Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý
  27/08/2024- Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra xuất huyết tử cung khi mang thai
  26/08/2024- Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?
  07/08/2024- Tác động của HIV và STI đến khả năng sinh sản
  07/08/2024- Ra khí hư màu vàng khi mang thai có nguy hiểm?
  05/08/2024- Nhiễm HPV có gây ung thư cổ tử cung?
  29/07/2024- Ưu và nhược điểm của các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến
  22/07/2024- U hạt rốn sơ sinh: Nguyên nhân và điều trị thế nào cho đúng cách?
Xem tất cả
Liên kết email