Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Sinh thường sau sinh mổ: Những lợi ích và nguy cơ đi kèm
Ngày cập nhật:  18/01/2023 08:06:25
Sinh thường sau sinh mổ là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Bởi vì điều này đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe không chỉ cho người mẹ mà còn cho bé yêu.

Lợi ích của sinh thường sau sinh mổ là gì?

Sau khi sinh mổ và bầu lần tiếp theo được sinh thường sẽ có rất nhiều các lợi ích nhất định, cụ thể:

1. Thời gian phục hồi nhanh hơn

Khi làm mẹ lần thứ hai, việc sinh thường sẽ giúp các mẹ có thời gian nhanh hồi phục. Từ đó sức khỏe tốt sẽ chăm sóc cho các con tốt hơn. Sinh thường thời gian phục hồi nhanh hơn sinh mổ rất nhiều.

sinh thuong sau sinh mo


2. Hạn chế nguy hiểm

Việc sinh thường sau sinh mổ diễn ra thành công thì mô sẹo từ đợt phẫu thuật trước không bị ảnh hưởng.

Có trường hợp nếu tiếp tục mổ mô sẹo sẽ dễ bị tách ra hoặc nhiễm trùng.

Việc sinh thường sau sinh mổ giúp mẹ mất máu ít hơn, giảm nguy cơ bị tổn thương khu vực bàng quang hoặc ruột.

Vậy sinh thường với mẹ đã từng sinh mổ có nguy cơ gì?

Có một số trường hợp không thể sinh thường sau sinh mổ do kích thước của trẻ sơ sinh lớn, mẹ bầu bị béo phì và mẹ đã trên 35 tuổi. Thậm chí nguy cơ vỡ tử cung khi tiến hành sinh thường.

sinh thuong sau sinh mo


Mẹ cần có đủ tiêu chí nào để có thể sinh thường sau khi sinh mổ?

Để có thể sinh con theo phương thức tự nhiên, bạn cần đạt được những yêu cầu sau:

  • Không mổ ngang quá 2 lần trước đó
  • Thai nhi có kích thước bình thường
  • Đầu thai nhi xoay đúng hướng (ngôi thuận)
  • Người mẹ không có bất cứ tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nào
  • Tử cung không có sẹo, tình trạng bất thường hoặc từng bị vỡ trước đó.

Khi nào không thể sinh thường sau khi sinh mổ?

Nếu gặp phải một trong những tình trạng sau đây, bạn có thể cân nhắc đến cách sinh con khác:

  • Hình dạng vết mổ: Bác sĩ sẽ không khuyến khích mẹ bầu sinh thường sau sinh mổ nếu như vết mổ trước đó là vết mổ dọc hoặc vết rạch hình chữ T bởi có nguy cơ vỡ tử cung cao hơn.
  • Từng sinh mổ nhiều lần: Khi bạn đã sinh mổ trước đó khoảng 2 lần thì cơ hội để có thể sinh thường sẽ trở nên rất thấp.
  • Biến chứng về sức khỏe: Nếu mẹ bầu đang mắc phải một tình trạng sức khỏe nào đó như bệnh phổi hoặc khiếm khuyết ở tim, bác sĩ sẽ đề nghị sinh mổ thay vì sinh thường.
  • Em bé có kích thước lớn: Dẫu chưa thể xác định chính xác cân nặng của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ ba, nhưng nếu bác sĩ nghi ngờ em bé nặng trên 4,5kg, bạn có thể được đề nghị cân nhắc biện pháp sinh mổ.
  • Vượt quá ngày dự sinh: Nếu bạn mang thai vượt quá 40 tuần của thai kỳ, tỷ lệ biến chứng trong quá trình sinh thường sẽ tăng lên nhiều.

Cách tăng khả năng sinh thường cho mẹ

Khá nhiều yếu tố khách quan quyết định đến cách thức sinh con của bạn, nhưng vẫn có những việc mà mẹ bầu có thể làm để tăng cơ hội sinh thường, chẳng hạn như:

Kiểm soát cân nặng, kiểm soát huyết áp, kiểm soát stress và kiên nhẫn. Quan trọng nhất vẫn là sự tư vấn của các bác sỹ.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
3 thời điểm vàng chẩn đoán, sàng lọc dị tật ở thai nhi mẹ cần lưu ý
Liên cầu nhóm B ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh?
Ra nước ối nhưng không đau bụng rất nguy hiểm, mẹ bầu phải chú ý!
Hội chứng tiền kinh nguyệt, phương pháp chẩn đoán và điều trị
Những hành vi làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân và triệu chứng khi mẹ bị lên máu sản hậu sau sinh
Lời khuyên của bác sĩ để phòng ngừa ung thư vú hiệu quả
Viêm nhiễm phụ khoa sau sinh: Mẹ đừng nên coi thường!
Những dấu hiệu dọa sinh non mà mẹ bầu cần đặc biệt chú ý
Phù thai ở bà bầu: Những điều cần lưu ý trong thời gian thai kỳ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
Xem tất cả
Liên kết email