Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Các biện pháp tránh thai hiện đại
Ngày cập nhật:  20/11/2009 14:22:14
Đẻ ít là một biện pháp rất hiệu quả để giảm tử vong mẹ, các biện pháp tránh thai hiện đại đều có các mục tiêu sau: 1. Hiệu quả tránh thai cao, giảm tỷ lệ sinh 2. Dễ dùng và có khả năng phục hồi sinh sản nhanh sau khi thôi dùng. 3. Ít tác dụng phụ 4. Dễ kiếm, dễ tiếp cận (không quá đắt)

Các thuốc nội tiết thỏa mãn các điều kiện trên lại tác dụng dài hạn là những biện pháp đang được sử dụng nhiều và nghiên cứu cũng nhiều.
Cơ chế tác dụng của các biện pháp này là nhằm làm gián đoạn hoặc thay đổi một khâu trong cơ chế sinh sản bình thường của hệ thống dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng và tử cung. Sơ đồ dưới đây giải thích rõ cơ chế đó. Đó là cơ chế điều tiết hồi quy.

Các thuốc tránh thai có chứa E sẽ duy trì được sự phát triển của niêm mạc tử cung và người phụ nữ có kinh. E ức chế FSH làm noãn nang không phát triển và không có nang noãn vượt trội (để rụng trứng).
Thuốc tránh thai có progestine sẽ ức chế LH, làm noãn không vỡ (không rụng trứng) và niêm dịch cổ tử cung đặc lại, tinh trùng không đi lên được.
Thuốc uống tránh thai còn có các tác dụng cho sức khỏe vì:
1. Giảm được nhu cầu phá thai
2. Giảm nhu cầu triệt sản và đặt vòng
3. Giảm ung thư nội mạc tử cung
4. Giảm ung thư buồng trứng
5. Giảm các bệnh u vú lành tính
6. Giảm chửa ngoài tử cung
7. Kinh nguyệt đều hơn (không băng huyết, giảm đau bụng kinh, giảm thiếu máu)
8. Giảm viêm phần phụ (vòi trứng)
9. Giảm viêm khớp
10. Tăng đậm độ xương

Có 4 khả năng tốt hơn thêm là:

1. Ít lạc nội mạc tử cung
2. Ít xơ mỡ mạch máu
3. Ít u xơ
4. Ít u nang buồng trứng

Phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể tiết kiệm hơn vì không phải chi tiền cho các thuốc  vì các bệnh khác. Các bệnh khác của phụ nữ có thể điều trị bằng thuốc tránh thai là:
•    Trứng cá và rậm lông
•    Vô kinh do suy yếu tuyến yên
•    Rong kinh, rong huyết
•    Hội chứng thiểu kinh, thống kinh
Tác dụng tránh thai của Progestine được sử dụng trong các thuốc tránh thai dài hạn như Norplant (5 năm), Implanon (3  năm, 2 năm), Depo Provera ( 3 tháng / 150 mg), Norethindrone enantrate (2 tháng/ 200mg) và các dụng cụ tử cung mang thuốc Progestine.

Các biện pháp triệt sản nữ tháo cắt, kẹp vòi trứng và và các biện pháp triệt sản nam (cắt ống dẫn tinh đang được sử dụng rộng rãi ở châu Á, Âu, Mỹ …). Đây là những biện pháp có hiệu quả tránh thai cao nhưng không hồi phục, ít được các cặp vợ chồng ở Việt Nam ưa dùng và lại có nhiều tác dụng phụ do phải mổ.
Biện pháp triệt sản nữ không phải mổ bằng cách đặt thuốc Quinacrine (chữa sốt rét) vào đáy tử cung. Quinacrine thấm vào vòi trứng gây tắc vòi trứng. Hiệu quả tránh thai trong 5 năm đầu tương đương với dụng cụ tử cung và từ năm thứ 6 trở đi hiệu quả tránh thai đạt rất cao gần sát 100%. Phương pháp này do nữ hộ sinh thực hiện từ năm 1989 đến 1993 đã có hơn 50 000 người sử dụng ở 24 tỉnh trong cả nước nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Bộ Y tế tạm ngừng cung cấp từ tháng 12/1993 do có người cho rằng, biện pháp bị lạm dụng do dễ dùng và không giải thích kỹ cho người dùng và dù không có chứng cứ họ cho rằng thuốc Quiracnine có thể gây ung thư phụ nữ. Bộ Y tế có sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của tổ chức sức khỏe gia đình thế giới đã tiến hành 2 nghiên cứu lớn từ năm 1994 đến năm 2005 và đã chứng minh rằng triệt sản bằng Quiracrine không xâm phạm quyền tự do lựa chọn biện pháp tránh thai và không gây ung thư cho phụ nữ.
 

Giáo sư Đỗ Trọng Hiếu

VAM
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Vai trò của nữ hội sinh trong chương trình phát hiện sớm Ung thư cổ tử cung tại cộng đồng
Chủ tịch ICM Bridget Lynch gửi "Lời chào mừng đến các nữ hộ sinh trên toàn thế giới"
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  12/09/2024- Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
  12/09/2024- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
  03/09/2024- Tại sao phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
  03/09/2024- Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý
  27/08/2024- Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra xuất huyết tử cung khi mang thai
  26/08/2024- Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?
  07/08/2024- Tác động của HIV và STI đến khả năng sinh sản
  07/08/2024- Ra khí hư màu vàng khi mang thai có nguy hiểm?
  05/08/2024- Nhiễm HPV có gây ung thư cổ tử cung?
Xem tất cả
Liên kết email