Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Chủ tịch ICM Bridget Lynch gửi "Lời chào mừng đến các nữ hộ sinh trên toàn thế giới"
Ngày cập nhật:  17/06/2009 10:47:55
Bước sang năm 2009, thông điệp này sẽ xem xét các mục tiêu trong “Mục tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỹ” (MDG) 4 và 5 và công việc ICM đang thực hiện để đạt được. Tôi muốn xem lại các cam kết của chúng ta, đồng thời phác thảo những sáng kiến toàn cầu mà ICM đang hỗ trợ nhằm cung cấp cho các bạn một cái nhìn khái quát về công việc đó và khuyến khích các hiệp hội hộ sinh cũng như bản thân mỗi nữ hộ sinh góp phần mình cho việc đạt được những mục tiêu này.

MDG 4 & 5: sáu năm nữa là đến mốc thời gian Đếm ngược 2015 - ICM cam kết làm việc cùng các đối tác toàn cầu để đến năm 2015 sẽ đạt được các mục tiêu MDG 4 và 5. Báo cáo Y tế Thế giới năm 2005 với chủ đề  Làm cho mọi người phải quan tâm đến Mọi Phụ nữ và Trẻ em  đã xác định rằng nữ hộ sinh là nguồn nhân lực cần thiết để đạt được mục tiêu  4 và 5. Năm 2008 Tổ chức Y tế Thế giới kết luận rằng thế giới cần thêm 700.000 nữ hộ sinh nữa để đạt được những mục tiêu ấy. Chúng ta đang làm phần việc của mình bằng cách phát triển ba trụ cột của một nghề nghiệp quốc tế mạnh mẽ: đó là các tiêu chuẩn đào tạo nữ hộ sinh  toàn cầu, các tiêu chuẩn quy định toàn cầu và các hiệp hội thành viên vững mạnh. Và chúng ta đang cập nhật cuốn Những năng lực cần thiết xuất bản năm 2002 để theo kịp với nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Mỗi hiệp hội thành viên của chúng ta sẽ phải có các tiêu chuẩn và các năng lực mới này như là thước đo để tăng cường ngành hộ sinh trong tất cả các quốc gia. Những công cụ này cũng nhằm để bảo đảm cho nghề của chúng ta mang tính thống nhất hơn ở phạm vi thực hành trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều này một mặt là để tăng cường ngành hộ sinh  ở cấp độ toàn cầu, nhưng mặt khác là làm cho tất cả chúng ta đều phải hoạt động tích cực trong các chiến dịch toàn cầu để đạt được các mục tiêu 5: Giảm tử vong bà mẹ; và mọi người đều có thể tiếp cận việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản.  
     
Làm Mẹ An Toàn và nữ hộ sinh - Hiện nay có nhiều phụ nữ tử vong hơn khi đang mang thai và trong lúc sinh con ở các nước Tiểu vùng Sahara Châu Phi hơn 21 năm trước khi bắt đầu có sáng sáng kiến mẹ an toàn. Như đã nêu trong tháng Chín tại phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc, mục tiêu 5 là mục tiêu  duy nhất trong 8 mục tiêu của MDG đã không đạt được kết quả nào đáng kể. Sau 20 năm phấn đấu, vẫn còn hơn 500.000 phụ nữ tử vong vì mang thai. Hơn 9 triệu phụ nữ khác phải chịu đựng những biến chứng có thể dẫn đến nỗi đau khổ suốt đời, thương tật và bị xã hội xa lánh. Ba triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tuần đầu tiên và 3 triệu em khác tử vong ngay khi sinh: 20.000 ca tử vong mỗi ngày liên quan đến thai sản và sinh nở.
     
Sự thiếu quyết tâm của chính quyền ở tất cả các nước được xem là lý do chủ yếu cho sự tiến triển kém cỏi này. Không chỉ ở các nước nghèo mà cả ở các quốc gia giàu có trên toàn thế giới, phần lớn các chính phủ không quan tâm đến những người phụ nữ nghèo nhất và  bị cô lập nhất cũng như những đứa trẻ sơ sinh của họ của họ tiếp tục chết hoặc phải chịu đựng những bệnh tật không đáng có và bị bỏ bê khi sinh con. Nhưng không phải chỉ đổ lỗi cho các chính phủ. Thực tế đáng thất vọng này, các hội dân quyền ở phần lớn các quốc gia đã không xem việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em là một ưu tiên ở cấp quốc gia, nói gì đến cấp độ quốc tế.
     
Liên Minh Nơ trắng  hoạt động cho  Chương trình Làm Mẹ An Toàn (WRA) - WRA đang làm việc tích cực để trình bày 1 bài báo cáo mang tính chiến lược về vấn đề này và đang ủng hộ việc giảm tử vong cho các bà mẹ thông qua cuộc vận động “Những lời hứa đối với các bà mẹ đã mất”. Sarah Brown, vợ của Thủ tướng Anh Gordon Brown, là người bảo trợ của WRA. Bà đã trình bày một bài diễn văn quan trọng đầy cảm hứng tại Đại hội ICM 2000 tại Glasgow, nơi 2000 nữ hộ sinh đã ký một đơn thỉnh nguyện yêu cầu các quốc gia G8 đưa vấn đề giảm tử vong cho bà mẹ là một ưu tiên trong chương trình nghị sự. ICM là một đối tác toàn cầu với WRA và hỗ trợ các chiến dịch tuyên truyền quan trọng này. Chúng tôi đang chuyển tiếp thông tin cập nhật đến tất cả các Hiệp hội thành viên, để các thông tin này được tiếp tục chuyển đến bản thân từng thành viên của hiệp hội. Để hỗ trợ cho cuộc vận động “Những lời hứa đối với các bà mẹ đã mất”, ICM sẽ làm việc với các Hiệp hội thành viên trong những tháng tới để khuyến khích sự liên minh với  WRA ở cấp độ quốc gia. ICM sẽ có thể chia sẻ các chiến lược, các câu chuyện và những thành tựu của những nỗ lực trên đây trên trang web của chúng tôi.

Chiến dịch Giảm tử vong mẹ - Sarah Brown cũng đã triệu tập được một liên minh quốc tế những người nổi tiếng, phu nhân của các nguyên thủ quốc gia và những người khác để tập trung sự hỗ trợ quốc tế nhằm động viên các các chính phủ hãy dành ưu tiên cho sáng kiến  Làm Mẹ An Toàn . Một trong những mục tiêu của chiến dịch này là lập nên những chiến lược tài trợ kiểu mới cho 20 nước để có kế hoạch chăm sóc y tế bền vững về tài chính vào năm 2010 để đáp ứng mức do Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra là đến năm 2015 có 2 đến 3 cán bộ y tế trên 1000 dân.

Liên minh Lực lượng chăm sóc Sức khỏe toàn cầu - Ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề chính  làm cản trở việc nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh là thường xuyên thiếu hụt người chăm sóc sức khỏe  . Tổ chức Y tế thế giới nói rằng thế giới cần hơn 4 triệu người chăm sóc sức khỏe nữa (một phần 3 trong số này tham gia quản lý và hổ trợ) để đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn  cầu. Trong khi Châu Phi cần đến 1,8 triệu, những con số phản ánh một sự thiếu hụt trầm trọng về người chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu, ở nước giàu cũng như nước nghèo.
Ngoài việc thiếu hụt lao động, vấn đề ngày càng trầm trọng thêm do sự di chuyển ngày càng tăng của lực lượng lao động y tế hiện tại. Sự di chuyển này bao gồm cả việc chảy máu chất xám ở các nước. Ở những nước nghèo các chuyên gia y tế từ làm việc công chuyển sang làm việc tư, cũng như bỏ nước nghèo sang các nước giàu công tác.
Đáp ứng lời kêu gọi của các nguyên thủ Châu Phi, nhóm G-8 và Hội đồng Y tế Thế giới tại Tổ chức Y tế thế giới, một quan hệ đối tác toàn cầu đã được đưa ra trong tháng 5 năm 2006 để có tiếng nói rằng thế giới đang thiếu điều dưỡng, bác sĩ, nữ hộ sinh và những cán bộ y tế khác. Liên minh Lực lượng Chăm sóc Sức khỏe toàn cầu (GHWA) được WHO quản lý và tổ chức sẽ huy động những người nắm tài lực chủ chốt tham gia vào lĩnh vực sức khỏe toàn cầu để giúp các nước cải thiện cách thức làm kế hoạch, đào tạo và tuyển dụng nhân viên y tế. ICM là một thành viên của GHWA.

Đổi mới việc cấp tài chính cho lực đội ngũ y tế đặc biệt - Liên minh  Lực lượng chăm sóc sức khỏe toàn cầu đã xác định rằng cần phải tốn hàng tỉ đô la cho việc tăng lực lượng nhân viên y tế lên mức cần thiết hiện nay. Vấn đề này đã được trình bày tại phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9/2008. Thời điểm đó WRA và PMCNH đã tổ chức cuộc họp bên lề đại hội để ủng hộ Tuyên bố Kampala. Trong cuộc họp này, các bộ trưởng đến từ nhiều nước khác nhau đã có cam kết đóng góp tài chính quan trọng cho sự phát triển lực lượng lao động y tế để đạt được mục tiêu MDG 4 và 5. Vương quốc Anh đồng ý đóng góp 450 triệu bảng Anh trong ba năm tiếp theo để hỗ trợ các chương trình y tế quốc gia và đào tạo thêm y tá, nữ hộ sinh và bác sĩ ở tám trong số những nước nghèo nhất. Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã thông báo rằng các chiến dịch y tế toàn cầu sẽ nhằm mục đích huy động thêm 30 tỷ USD vào năm 2015 để đảm bảo 4 triệu trẻ em nữa được cứu sống và hơn 33 triệu bà mẹ khi sinh  được các nhân viên y tế lành nghề đở đẻ. Và cuối cùng sáng kiến tài chính mới này của Vương Quốc Anh, Na uy, Ngân hàng thế giới và các tổ chức khác sẽ hoạt động để trang trải tài chính chính cho 1 triệu nhân viên y tế vào năm 2015.

Như tất cả chúng ta đều biết, những tuần tiếp theo của Hội nghị Liên Hiệp Quốc, nền kinh tế toàn cầu các nước thành viên phải chịu tổn thất nặng nề về tài chính. Ngân hàng Thế giới gần đây đã lưu ý rằng khi kinh tế suy thoái thì các chương trình đầu tiên phải mất đi ở các nước là các chương trình bà mẹ và trẻ sơ sinh.

MDG 5 - Thách thức cho các nữ hộ sinh
- Trong những năm tới chúng ta phải tiếp tục tăng áp lực để đảm bảo rằng các chính phủ không làm ngược lại cam kết của họ. Khi các Hiệp hội Hộ sinh  hoạt động hiệu quả và đủ tự tin, chúng ta phải vận động hành lang các chính phủ trong nhóm  G8 và G20 để cho họ biết rằng Nữ hộ sinh trên toàn thế giới mong muốn tất cả các chính phủ xác định mục tiêu MDG 5 là một ưu tiên hàng đầu.
Tại sao chúng ta phải tích cực trong sự nghiệp này ?  Bởi vì chúng ta là những người bị làm tôr thương nhiều nhất. Chúng ta chia sẻ những gánh nặng của phụ nữ. Là  nữ hộ sinh, chúng ta cũng đã phải chịu đựng nhiều do ít có điều kiện tiếp cận việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và đã chết vì mang thai và sinh con. Không phụ nữ nào lại phải chết vì mang thai cả. Không phụ nữ nào lại phải chết vì sinh con cả. Không ai biết rõ điều này bằng chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau chấm dứt nỗi đau thương ở trên toàn cầu và cho mỗi con người.
Tôi gửi lời chúc tốt đẹp nhất của mình đến mỗi người trong số các bạn.                     


            Bridget

In ấn |   Gửi đi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email