Phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung bằng phương pháp chẩn đoán tế bào học với kỹ thuật nhuộm PAP rất có ý nghĩa trong việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, làm giảm tỷ lệ tử vong về ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ.
Cần phải có tổ chức tốt và đi vào hoạt động một cách thiết thực và mang tính hiệu quả mà mục tiêu là phát hiện bệnh lý cổ tử cung sớm tại cộng đồng, góp phần vào công việc xây dựng "Chiến lược phòng chống ung thư của Việt Nam"
I. Tình hình chung
Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong của phụ nữ trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Mãi cho đến năm 1993, Việt Nam cũng như những nước đang phát triển khác không có các chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung trong cộng đồng
Năm 1993, một số các bác sĩ Việt Nam và Hoa kỳ (BS ERIC SUBA, STEPHEN RAAB)đã phát động một chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung trong cộng đồng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Ở Hà Nội, người ta ước tính rằng cứ 100.000 người phụ nữ thì có 7,7 người bị ung thư cổ tử cung và ở thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ đó là 26/100.000.
Ở thành phố Huế chưa có một nghiên cứu nào về ung thư cổ tử cung mãi cho đến năm 1999 khi BS ERIC SUBA, giám đốc chương trình phòng chống ung thư cổ tử cung Viêt-Mỹ, cùng một số bác sĩ tại Bệnh Viện TW Huế, Trường Đại Học Y Khoa Hà Nội phát động một chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung trong cộng đồng tại TT- Huế . Chương trình được thực hiện với những hoạt động cộng đồng của Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam.
II. Mục đích nghiên cứu
• Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung (CTC) nhằm ngăn ngừa ung thư CTC.
• Tìm hiểu khả năng đóng góp của người hộ sinh trong nghiên cứu.
• Sàng lọc ung thư CTC qua phương pháp nhuộm Papanicoleou (PAP)
III. Đối tượng và phương pháp
• Đối tượng: 17.272 phụ nữ ở độ tuổi 30 - 55
• Phương pháp:
+ Bước đầu Hội nữ hộ sinh Việt Nam (HNHSVN) thiết lập 4 đội lưu động đi về các khu vực thực hiện nghiên cứu nhằm giáo dục, tư vấn để thuyết phục phụ nữ trong độ tuổi trên tham gia vào chương trình.
+ Bước tiếp theo, nữ hộ sinh khám phụ khoa, thu thập mẫu, cố định mẫu trên lam kính và mang về Trung Tâm SKSS của Hội và nhuộm PAP.
- Sau khi nhuộm, tất cả slides đều được gửi đến Khoa Giải phẫu Bệnh, Trường đại Học Y - Hà Nội để được các giáo sư về tế bào đọc kết quả.
- Tất cả những trường hợp bất thường đều được gửi lại cho Bệnh Viện TW Huế làm sinh thiết. Sinh thiết sẽ được các BS giải phẫu bệnh -Bệnh viện TW Huế đọc kết quả.
- Tất cả những trường hợp sinh thiết bất thường đều được chẩn đoán lại bởi các Bác sĩ tế bào học Hoa Kỳ.
- Sau đợt hội chẩn cuối cùng, bệnh nhân sẽ được đưa vào bệnh viện TW HUế để được điều trị.
IV. Khu vực thực hiện nghiên cứu
• Thành phố Huế
• Đồng Bằng
• Miền núi
• Miền biển
STT |
Khu vực |
SỐ case |
Tỷ lệ % |
1 |
Huế |
3029 |
17,54 % |
2 |
Hương Trà |
4354 |
25,21 % |
3 |
A Lưới, Nam Đông, Phong Điền |
838 |
04,85 % |
4 |
Phú Vang, Phú Lộc, Hương Thuỷ, Quảng Điền |
9051 |
52,40 % |
Tổng số |
17.272 |
100% |
V. Kết quả các nhóm bệnh
STT |
Loại bệnh |
SỐ case |
Tỷ lệ % |
Số case / 100.000 |
1 |
Lành tính |
1399 |
08.10 % |
8099 |
2 |
Viêm |
15197 |
87.98 % |
87882 |
3 |
Ascus(atypical squamous cells of undetermined significance) |
370 |
02.14 % |
2142 |
4 |
AGUS(Atypical glandular cells of undetermined significance) |
57 |
00.33 % |
330 |
5 |
LSIL (Low-grade squamous intraepithelial lesion) |
181 |
01.05 % |
1048 |
6 |
HSIL(High-grade squamous intraepithelial lesion) |
65 |
00.38 % |
376 |
7 |
Ung thư |
3 |
00.02 % |
17 |
Tổng cộng |
17.272 |
100% |
|
-Tuổi của 370 trường hợp ASCUS(Atypical squamous cells of undetermined significance )
STT |
Tuổi |
Số trường hợp |
Tỷ lệ % |
1 |
30 – 35 |
39 |
10,5 % |
2 |
36 – 40 |
87 |
23,5 % |
3 |
41 – 45 |
98 |
26,5 % |
4 |
46 – 50 |
129 |
34,9 % |
5 |
51 - 55 |
17 |
4,6% |
Tổng cộng |
370 |
100% |
-Tuổi của 181 trường hợp LSIL ( Atypical glandular cells of undertermined significance).
STT |
Tuổi |
Số trường hợp |
Tỷ lệ % |
1 |
30 – 35 |
17 |
9,4 % |
2 |
36 – 40 |
42 |
23,2 % |
3 |
41 – 45 |
51 |
28,2 % |
4 |
46 – 50 |
57 |
31,5 % |
5 |
51 - 55 |
14 |
7,7 % |
Tổng cộng |
181 |
100% |
- Tuổi của 65 trường hợp HSIL ( High-grade squamous intra-epithelial lesion)
STT |
Tuổi |
Số trường hợp |
Tỷ lệ % |
1 |
30 – 35 |
1 |
1,5 % |
2 |
36 – 40 |
4 |
6,2 % |
3 |
41 – 45 |
14 |
21,5 % |
4 |
46 – 50 |
26 |
40,0 % |
5 |
51 - 55 |
20 |
30,8 % |
Tổng cộng |
65 |
100% |
• Những tổn thương có nguy cơ dẫn đến Ung thư cần được điều trị ngăn ngừa sớm như (Ascus, Agus, Lsil, Hsil ) với tỷ lệ là 2,9 % đối với phụ nữ ở lứa tuổi 30 - 55.
• Riêng đối với Ung thư chiếm tỷ lệ 0,03 % , có nghĩa là cứ 100.000 phụ nữ thì có khoảng 17 trường hợp bị ung thư CTC (17/100.000).
Trong 17.272 trường hợp có 215 trường hợp được sinh thiết.
STT |
Loại bệnh |
Số trường hợp |
Tỷ lệ % |
1 |
Lành tính |
35 |
16,3 % |
2 |
Viêm |
127 |
59,0 % |
3 |
CIN I (Loạn sản mức độ nhẹ) |
21 |
9,8 % |
4 |
CIN II ( Loạn sản mức độ vừa ) |
18 |
8,4 % |
5 |
CIN III (Loạn sản mức độ nặng ) |
11 |
5,1 % |
6 |
Ung thư |
3 |
1,4 % |
Tổng số |
215 |
100 % |
VI. Bàn luận
• Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng 2,90% những trường hợp bất thường xảy ra ở nhóm phụ nữ độ tuổi từ 30 - 55 (ACUS, AGUS, LSIL, HSIL )
• Với tỷ lệ 0,03% ung thư trong nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 100.000 phụ nữ thì có 17 phụ nữ bị ung thư CTC. So sánh với nghiên cứu về ung thư CTC ở Hà Nội thì tỷ lệ ung thư CTC ở TT-Huế cao gấp 3 lần ở Hà Nội và gần bằng với TP Hồ Chí Minh.
• Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa lớn trong vấn đề phát triển những chương trình phát hiện sớm ung thư CTC trong cộng đồng nhằm ngăn ngừa những cái chết thương tâm có thể phòng ngừa được ở người phụ nữ.
VII. Đánh giá vai trò của Hội Nữ hộ Sinh trong nghiên cứu
• Qua nghiên cứu trên, chúng tôi có những đánh giá sau
- Nữ hộ sinh là người đầu tiên thực hiện việc khám phụ khoa và thu thập mẫu.
- Người nữ hộ sinh biết cách giáo dục cộng đồng, tư vấn và thuyết phục đựợc họ tham gia vào chương trình .
- Nữ hộ sinh có mặt ở hầu hết các trạm y tế xã.
- Nếu được huấn luyện, người nữ hộ sinh có thể nhuộm PAP rất tốt
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, toàn bộ các slides đều do nữ hộ sinh nhuộm với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế (do các BS Hoa Kỳ đánh giá)
• Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng người nữ hộ sinh đã đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của nghiên cứu, và chúng tôi nghĩ rằng các chương trình phát hiện sớm ung thư cổ tử cung dựa vào cộng đồng nên có sự tham gia của các nữ hộ sinh.
VIII. Kết luận
Qua sàng lọc 17.272 trường hợp chúng tôi phát hiện có 0,02 % là Ung thư ( 17/100.000 dân).
Các tổn thương có nguy cơ dẫn đến Ung thư cổ tử cung như ASCUS, AGUS, LSIL, HSIL 2,90%, ( 3896 /100.000 dân).
Phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung bằng phương pháp chẩn đoán tế bào học với kỹ thuật nhuộm PAP rất có ý nghĩa trong việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, làm giảm tỷ lệ tử vong về ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ.
Cần phải có tổ chức tốt và đi vào hoạt động một cách thiết thực và mang tính hiệu quả mà mục tiêu là phát hiện bệnh lý cổ tử cung sớm tại cộng đồng, góp phần vào công việc xây dựng "Chiến lược phòng chống ung thư của Việt Nam"
TS. BS. Nguyễn Văn Bằng
Bệnh viện TW Huế
|