1. Giai đoạn đầu
Giai đoạn này cần đo cân nặng của trẻ thường xuyên mới có thể nhận ra được. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ bị sụt cân đều đều và kéo dài.
Hay nếu nhà bạn không có cân để cân thường xuyên thì cần chú ý đến biểu hiện của trẻ như vệ sinh hàng ngày có bình thường, trẻ có bị tiêu chảy không. Nếu bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày thì nên đưa trẻ đi bệnh viện để khám.
Chú ý trẻ có bị táo bón hay không để biết được hàng ngày trẻ có được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất hay không.
2. Giai đoạn phát bệnh
Đến giai đoạn này thì các bà mẹ sẽ dễ dàng nhận ra. Vì bé bị suy dinh dưỡng thì những hoạt động vui chơi của bé sẽ bị dừng lại, bé không muốn đi chơi và cảm thấy mệt mỏi, bé ít cười mà thay vào đó là tình trạng quấy khóc, ăn ít, ngủ ít, thường xuyên bị bệnh như cảm, ho, sổ mũi...
3. Giai đoạn cuối (giai đoạn thể phù)
Khi bạn đã để bé đến tình trạng suy dinh dưỡng thể phù là đã đến lúc bé bị suy dinh dưỡng có thể nói là nặng, vì thể hiện ra ngoài cơ thể. Điển hình như da bé trở nên xanh xao, bắp tay bắp chân mềm nhũn, trẻ lầm lì, ít nói hẳn, không muốn vận động và mặt biến sắc, khi nhìn vào mắt thì không còn thấy long lanh nữa mà cảm giác khô hơn, đi ra ngoài vô thức và trong phân trẻ có ký sinh trùng nên phân sẽ thấy lạ hơn so với bình thường.
Khi trẻ đã đến giai đoạn thể phù thì khả năng phục hồi sức khỏe và bệnh tật rất khó, cần thời gian dài để cung cấp, bổ sung dưỡng chất. Vì thế, các bậc phụ huynh cần quan tâm chú ý đến biểu hiện của trẻ ngay khi phát bệnh tránh tình trạng bé bị nặng rồi mới kiểm tra chữa trị, sẽ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của trẻ hiện tại và tương lai sau này cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hi vọng với các biểu hiện bé đang bị suy dinh dưỡng ở 3 giai đoạn trên sẽ giúp các bậc cha mẹ có thể xác định được con mình có đang bị suy dinh dưỡng hay không, để có các cách chăm sóc, điều trị khác nhau giúp trẻ cải thiện được tình trạng bệnh.