Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Trẻ cần ngủ bao nhiêu lâu là đủ để phát triển tốt?
Ngày cập nhật:  09/04/2021 14:56:20
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi là khác nhau và có thể lên đến 16 tiếng/ngày. Thiếu ngủ, ngủ không đủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy, mẹ có biết trẻ cần ngủ bao nhiêu là đủ để phát triển tốt?


Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Trong những tuần đầu tiên của bé
 
Trong những tuần đầu tiên, dường như bé luôn ngủ suốt cả ngày. Trên thực tế, bé ngủ 18 tiếng một ngày, 4 tiếng một lần, thức dậy bởi nhu cầu về ăn uống, thay tã hay đòi được vỗ về.


Trẻ 2 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? 1 em bé sơ sinh 2 tháng thường có 3 - 4 giấc ngủ ngắn ban ngày và dành phần lớn thời gian ngủ đêm. Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, thời gian ngủ của bé có sự thay đổi dần dần, con sẽ ngủ ngày ít hơn và ngủ đêm nhiều hơn. Thời gian ngủ ngày sẽ rút ngắn còn khoảng 1 - 2 tiếng cho mỗi giấc thay vì 3 - 4 tiếng như tháng trước. Thay vào đó, con sẽ ngủ giấc đêm nhiều hơn, mẹ cũng nhờ đó mà có thêm thời gian ngủ buổi tối.
Khoảng cách giữa các giấc ngủ cũng tăng lên. Con đã có thể thức 1 mạch 3 tiếng thay vì 1 - 2 tiếng như trước. Thời gian ngủ sâu cũng tăng tên.

Từ 4-6 tháng

Trong những tuần đầu khoảng 4-6 tháng tuổi, bé bắt đầu nhận thức về đêm và ngày. Điều này không phải do tự bẩm sinh. Đồng hồ sinh học tạo ra ngay từ khi bé mới sinh ra, sau những ảnh hưởng về thói quen của gia đình. Qua thời gian, những giấc ngủ ngắn chuyển thành giấc ngủ dài. Thời gian thức giấc dần được kéo dài hơn.

Từ 6 đến 12 tháng
 
Từ 6 đến 12 tháng, hầu hết trẻ đều ngủ khoảng 11 tiếng vào ban đêm và 2 lần một ngày từ 1-1.5 tiếng. Những giấc ngủ ngắn trong ngày không nên kéo dài hơn nếu không bé sẽ có vấn đề khi bé bắt đầu ngủ đêm.


Nhiều phụ huynh cảm thấy không thoải mái trong việc đánh thức bé dậy vì họ nghĩ bé cần được ngủ. Tuy nhiên, để tránh làm hỏng nhịp độ lành mạnh mẹ vẫn nên đánh thức bé dậy thật nhẹ nhàng nếu bé đang ngủ dài hơn so với thời gian ngủ bình thường trong ngày.  Dù bé có tỏ ra khó chịu vì bị đánh thức ở giấc ngủ ngày thì vẫn tốt hơn việc bé thức dậy vào giữa đêm, hoàn toàn tỉnh táo và muốn được chơi đùa.

Sử dụng thời gian mà bé tỉnh táo trong ngày cho những hoạt động chất lượng với bé và hỗ trợ sự phát triển của bé. Khoảng thời gian dài nhất bé thức giấc trước khi đi ngủ buổi tối là khoảng 4-5 tiếng. Điều này giúp bé ngủ dễ dàng và trọn giấc buổi đêm.

Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ trong năm thứ 2?

Trong 2 năm, bé cần ngủ 13 tiếng mỗi ngày. Bé ngủ 11 tiếng mỗi đêm, sau bữa trưa là 1 tiếng. Nhiều bé bắt đầu giảm thời gian ngủ ngày còn 1 tiếng buổi trưa khi được 10 tháng tuổi; một số khác vẫn giữ nguyên cho đến khi 18 tháng.

Trẻ 3 năm tuổi


Bé càng lớn thì nhu cầu ngủ càng ít hơn. Khi bé được 3 năm tuổi thì bé chỉ cần ngủ 12 tiếng mỗi ngày. Nhiều bé bắt đầu bỏ thói quen ngủ trưa, một số thì vẫn giữ cho đến khi đến tuổi đi nhà trẻ.

Cách giúp bé ngủ đủ giấc
 
Bố mẹ hãy tạo thói quen ngủ lành mạnh, thiết lập giờ đi ngủ cố định và sắp xếp chỗ ngủ thích hợp để giúp con ổn định vào ban đêm. Khi bé bất chợt thức giấc trong đêm, bạn hãy giữ cho ánh sáng mờ, nói nhẹ nhàng và giảm thiểu sự tương tác của bạn để bé không thức dậy hoàn toàn.

Khi đã biết bé ngủ bao nhiêu là đủ theo từng tháng tuổi, mẹ nên lập lịch cho trẻ ngủ trưa và ăn uống vào cùng một giờ mỗi ngày để bé làm quen với việc mẹ thường xuyên đi làm. Bé thích nghi dần sẽ giữ được bình tĩnh và vui vẻ, dễ đi vào giấc ngủ. Bố mẹ nên lưu ý, một số bác sĩ khuyên không để trẻ sơ sinh ngủ trưa thường xuyên vì điều này có thể ảnh hưởng đến việc bé ngủ sâu vào ban đêm.

 

https://vn.theasianparent.com/
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Trẻ mọc răng bị tiêu chảy có sao không và biện pháp xử lý
Tình trạng trẻ dậy thì sớm tăng gấp 35 lần so với 10 năm trước: Cảnh báo dấu hiệu dậy thì sớm ở bé trai mà bố mẹ Việt dễ bỏ qua
Xuất hiện những dấu hiệu này khi mắc tay chân miệng, cần đến bệnh viện ngay
Có nên sử dụng thuốc long đờm khi trẻ bị ho hay không? Đây là câu trả lời của chuyên gia
Suy dinh dưỡng ở trẻ: Mẹ phải làm sao đây?
“Đánh bay” nỗi lo trẻ em nôn trớ với 3 nguyên tắc vàng các mẹ nên biết
Thực phẩm giàu DHA tốt cho não bộ, tăng chất xám giúp con thông minh
Không phải thuốc lợi sữa, mẹ hãy áp dụng theo cách tự nhiên này để có nhiều sữa cho con
Bé khò khè có đờm nhưng không ho? mẹ xử lý thế nào?
4 giờ sau sinh, có những sự thật mà không ai nói cho các mẹ bầu biết
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email