Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
4 giờ sau sinh, có những sự thật mà không ai nói cho các mẹ bầu biết
Ngày cập nhật:  19/06/2020 09:29:34
Sau khi sinh em bé, người mẹ sẽ trải qua một số thay đổi nhất định cả về tâm lý và thể chất, thay đổi số 1, 2 và 3 thì có đến 90% các mẹ phải trải qua.


Đi đẻ có lẽ là 2 từ gây nhiều hoang mang, sợ hãi nhất cho các mẹ bầu, bởi đó không còn là nỗi lo về tinh thần nữa mà đi đẻ là quá trình được hiện thực hóa, mọi cảm giác trở nên trần trụi và chân thật hơn bao giờ hết. Nhưng liệu ngay sau khi sinh em bé xong, mẹ đã biết cơ thể của chính mình sẽ trải qua chuyện gì, liệu có quay trở về trạng thái ban đầu ngay lập tức hay cơn đau còn kéo dài dai dẳng.

Có lẽ mẹ cũng tham khảo trên các trang mạng hay sách vở khá nhiều rồi, nhưng lần này hãy lắng nghe những kinh nghiệm chân thực từ 1 bà mẹ trẻ người Anh có tên Bekki Pope. Những điều cần biết sau khi vượt cạn từ người mẹ này tuy trần trụi, chân thực nhưng lại khá hữu ích cho các mẹ tương lai.

Sau khi sinh con, người mẹ có những thay đổi đáng kể (Ảnh minh họa)



1. Đẻ xong vẫn không hết đau

Tạo hóa đã ban cho người phụ nữ thiên chức làm mẹ, nhưng đi kèm là những cơn đau ngay cả sau khi sinh xong, những cơn đau vẫn dai dẳng vẫn bám theo chưa dứt.

2. Lần đầu đi tiểu như thác chảy

Mẹ chú ý chuẩn bị tinh thần và đồ dùng để sẵn sàng cho lần đi tiểu đầu tiên sau khi sinh bé xong, sẽ rất nhiều đấy, thậm chí như thác chảy.

3. Táo bón nặng

Lần đi nặng đầu tiên cũng khá là vất vả. Cảm giác như thể đang sinh thêm đứa nữa. Nhưng mẹ đừng quá hoảng loạn nhé, mọi chuyện sẽ qua nhanh thôi.
 
Đẻ thì tất nhiên là đau rồi, nhưng đẻ xong cơn đau vẫn chưa "tha", lại còn táo bón nặng (Ảnh minh họa)

4. Đồ ăn ở bệnh viện rất chán

Ngay sau khi sinh, khẩu vị của mẹ càng giảm thậm tệ. Cho nên đồ ăn ở bệnh viện quả là khó nuốt. Mẹ tự nhủ thà sinh con thêm lần nữa còn hơn phải ăn đồ ăn trong viện.

5. Em bé trông thật nhăn nheo, kì quặc

Mẹ phải công nhận là em bé mới sinh da không hề mướt và mịn như trong phim, thậm chí trông bé khá nhăn nheo và kì quặc y như chú khỉ con đang ăn phải ớt vậy.

6. Lần đầu bé đi nặng sẽ toàn là… phân su

Không phải là phân bình thường như những trẻ lớn, em bé mới sinh sẽ đi toàn phân su, hỗn hợp keo và dính trong một vài lần đi nặng đầu đời. Mẹ cần khéo léo để xử lý cho bé nhé.

7. Lần đầu đi tắm ra máu khá nhiều

Mẹ đừng lo, hiện tượng ra máu sau khi sinh xong cũng khá bình thường. Tử cung sẽ co bóp để đẩy sản dịch ra ngoài. Lần đầu đi tắm chắc sẽ ra hơi nhiều một chút đấy.

8. Em bé bị véo má, hôn hít

Sau khi sinh sẽ có nhiều người đến thăm, em bé của bạn sẽ trở thành tâm điểm chú ý. Mọi người thi nhau vuốt ve, cưng nựng bé, thậm chí hôn hít, véo má bé. Mẹ sẽ lo lắng liệu mặt bé có biến thành cái hộp méo không.
 
9. Con có thể ghét… mẹ

Thật kì lạ là bé chỉ khóc khi mẹ bế, khóc liên tục cả ngày không ngừng. Chẳng lẽ bé đang rất ghét mẹ?!

10. Mẹ phải show "hàng" liên tục

Thì bây giờ bạn đã trở thành mẹ của 1 em bé rồi. Việc liên tục nói cho con bú ti, rồi phải vạch áo cho con bú trở nên thường xuyên đấy, đừng quá xấu hổ hay ngỡ ngàng nhé.

11. Chụp hàng chục tấm ảnh cho bé chỉ ở 1 tư thế

Tất nhiên rồi, em bé luôn thu hút mọi người, ai cũng muốn chụp ảnh bé mặc dù bé không thể tạo dáng. Và nhiệm vụ của mẹ là phải chọn ra 1 bức đẹp nhất trong vô số tấm giống hệt nhau.

12. Em bé xì hơi, nấc, ợ suốt cả lúc ngủ

Điều đó làm bạn hi vọng rằng mọi người sẽ không nhận ra bạn cũng "xì hơi". Không phải là bạn không biết mình vừa "xả thải", nhưng lúc đó, cơ thắt của bạn bị mất kiểm soát.

13. Phải tiếp chuyện quá nhiều người

Rất nhiều người sẽ đến thăm mẹ con bạn. Cứ chuẩn bị tinh thần để tiếp chuyện họ, trả lời lặp lại hàng tá câu hỏi 10 người như 1 nhé.

14. Bụng giống quả bóng xì hơi

Nếu bạn cứ cố ấn bụng cho xẹp xuống thì chỉ vô ích thôi.
 
15. Ai cũng tò mò hỏi có sữa mẹ chưa

Nhiều người sẽ thắc mắc và hỏi han tình trạng sữa mẹ về chưa, có đủ cho bé ăn không. Sự thật là chỉ sau ít ngày thôi, mẹ sẽ quên hai bầu ngực thon gọn ngày nào, thay vào đó nó giờ sẽ giống như cái bình tưới cây, nước chảy suốt ngày.

16. Ai cũng sẽ mắc lỗi

Không phải người phụ nữ nào cũng tự nhiên biết cách chăm sóc một em bé còn đỏ hỏn. Bạn có thể mắc sai lầm nhưng hãy mạnh dạn và tin ở bản thân rằng mình sẽ làm tốt. Đó là bản năng của người mẹ.




Theo Nhịp Sống Việt
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bé 1 tháng tuổi đã mắc giang mai... nguyên nhân, cách phòng ngừa?
Những lời khuyên thiết thực về việc cho con bú sau sinh 24 giờ
Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa
Ở nhà tránh dịch: Bố mẹ chú ý không cho trẻ ăn quá hàm lượng đường được khuyến cáo
Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng
Bật mí những thực phẩm mẹ vừa sinh xong nên ăn để phục hồi sau cơn vượt cạn
5 dấu hiệu cảnh báo trẻ dễ mắc rối loạn tự kỷ: Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý
Bí quyết vừa làm việc vừa chăm con hiệu quả trong mùa bùng phát dịch Corona
7 cách hạ sốt cho bé bị viêm họng tại nhà mẹ cần thuộc lòng
Đổ mồ hôi sau sinh
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email