Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Bé khò khè có đờm nhưng không ho? mẹ xử lý thế nào?
Ngày cập nhật:  11/09/2020 15:25:50
Trường hợp bé có đờm nhưng không ho có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là các vấn đề ở hệ hô hấp. Vậy khi đó mẹ cần xử lý thế nào để tống đờm ra khỏi cổ họng bé?

Đờm là chất thải của đường hô hấp, nó khá giống với dịch nhầy được tiết ra ở cơ quan này. Tuy nhiên về bản chất thì đờm chỉ xuất hiện khi cơ thể bị bệnh và nó là hỗn hợp của các loại vật chất khác nhau, trong khi đó dịch nhầy đường hô hấp chỉ là dịch tiết bình thường khi cơ thể khỏe mạnh.

Dấu hiệu trẻ viêm họng có đờm nhưng không ho

Viêm họng là bệnh lý phổ biến xảy ra khi thời tiết thay đổi, hoặc do ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt, ăn uống. Nhiễm lạnh cũng là nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ, nhưng đa số trẻ bị viêm họng ở giai đoạn đầu không có triệu chứng ho. Đây là bệnh viêm đường hô hấp xuất hiện đờm trong cổ họng. Để nhận biết đặc trưng viêm họng để điều trị bệnh nhanh khỏi cho bé, phụ huynh nên chú ý những biểu hiện sau:

Trẻ có sốt và quấy khóc hoặc khó chịu khi bú mẹ hoặc nuốt thức ăn.
Trẻ có biểu hiện đau ở cổ đối với những trẻ đã lớn, nhau nuốt khó khăn.
Có thể xuất hiện kèm theo hạch ở hai bên gần mang tai, ấn vào trẻ khóc vì đau.
Vòm họng tấy đỏ, bé có biểu hiện biếng ăn, thường hay quấy không ngủ được.


Đờm chỉ xuất hiện khi cơ thể bị bệnh và nó là hỗn hợp của các loại vật chất khác nhau
 

Ngoài ra, khi trẻ bị viêm họng do virus thì có thể đi kèm cùng những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, cơ thể đau nhức, mệt mỏi. Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ, thường xuyên quấy khóc, không chịu chơi, không ho nhưng thường xuyên khò khè… Chính và vật bố mẹ cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mặc dù viêm họng không nguy hiểm nhưng bệnh sẽ chuyển biến bệnh nhanh ở trẻ và gây ra những hệ lụy khó lường.

Nguyên nhân trẻ có đờm nhưng không ho

Đờm ở hầu họng khiến bé khó nuốt, dễ nôn trớ sau khi ăn

Với bé 1 tuổi, hay nôn trớ ra đờm nhưng không ho: chất dịch nhầy mà bé nôn ra không hẳn là đờm, có thể là dịch dạ dày do cơn trào ngược dạ dày thực quản. Đây là bệnh lý tiêu hóa, có thể được chẩn đoán chính xác khi khám bác sỹ chuyên khoa, xét nghiệm, siêu âm tìm luồng trào ngược…

Nếu bé nôn ra đờm xanh trắng thì khả năng không phải bệnh lý tiêu hóa mà vấn đề nằm ở đường hô hấp. Nguyên nhân khiến cổ họng bé có đờm là do bé đã mắc một bệnh lý về hô hấp cụ thể là viêm bộ phận nào đó.

Nếu đờm có màu trắng đục có nghĩa là các mô trong mũi bị sưng,chất dịch nhầy trong khoang họng không thể di chuyển qua đường mũi ra ngoài như thường. Lâu dần, tích tụ lại trở nên đặc quánh thành các mảng vẩn đục màu trắng.Thông thường trẻ các bệnh về viêm đường hô hấp như viêm họng trong giai đoạn đầu, khi mới chớm bị viêm nhiễm thì đờm có màu trắng ngà.

Nếu nguyên nhân gây viêm họng là virus hoặc vi khuẩn thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ huy động các bạch cầu tấn công lại. Tế bào bạch cầu chứa protein có màu xanh, quyện lẫn với các tạp chất tạo nên dịch đờm màu xanh. Nếu đờm có mùi hôi thì đồng nghĩa với việc trong khoang họng của trẻ đã xuất hiện mủ (thường gặp khi viêm họng chuyển sang dạng mãn tính viêm họng hạt)

 Để có thể biết chính xác bé có đờm nhưng không ho là do nguyên nhân nào thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ khám, chẩn đoán và có kết luận.


Bé có đờm nhưng không họ mẹ cần làm gì?

1. Không gian sống

Nên cho trẻ ra vui chơi ở không khí ngoài trời chỗ ít gió tháng mát để phơi nắng, dạo chơi để trẻ hít thở không khí trong lành.
Duy trì độ ẩm lý tưởng trong phòng ngủ sẽ có tác dụng làm ẩm đường thở ở trẻ. Chất nhầy trong cổ họng trẻ được làm lỏng sẽ khiến bé dễ thở hơn. Bên cạnh đó, máy tạo độ ẩm sẽ sinh ra hơi nước giúp làm ẩm đường mũi của trẻ. Tạo điều kiện cho bé ho ra toàn bộ đờm và chất nhầy
Đồ chơi của bé cần đảm bảo sạch sẽ.
Không gian sống của bé đảm bảo được sạch sẽ thoáng mát, không khói và bụi bẩn

2. Chế độ ăn uống

Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn có thể gây ra nhiều đờm nhớt hơn ở cổ họng của trẻ như  sữa chua, pho mát, bơ…bởi các thực phẩm này có casein làm tăng tiết chất nhầy và rất khó tiêu hóa.
Không cho trẻ ăn các sản phẩm từ đậu nành bởi đây cũng là một loại thực phẩm dễ gây ra nhiều đờm cho trẻ.
Nên cho bé ăn các loại thức ăn lỏng, ấm giúp giảm bớt tắc nghẽn, trẻ có thể sẽ ho long đờm và trớ ngay sau khi ăn nên mẹ nên chú ý. Cho trẻ uống nước ấm nhiều hơn cũng giúp loãng đờm, có thể dùng nước mật ong ấm với quế cũng làm giảm tắc nghẽn trong lồng ngực.
Cho bé uống nhiều nước để làm loãng đờm

3. Vệ sinh cá nhân

Cần đảm bảo vệ sinh thân thể cho bé sạch sẽ. Bé có đờm không ho vẫn tắm rửa bình thường lưu ý là tắm trong phòng kín không có gió lùa, tắm bằng nước ấm.
Chú ý vệ sinh khoang miệng phải đảm bảo luôn sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm nặng hơn, bệnh lâu khỏi dễ chuyển sang dạng mãn tính khó điều trị. Cho bé súc miệng bằng nước muối loãng 3 lần trong ngày, sau khi ăn.
Nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày vào mũi cho bé.


Đảm bảo vệ sinh cho bé
 

Cách tống đờm cho bé từ dân gian

1. Tống đờm cho bé bằng hành tây đường phèn:

Có thể giúp trẻ long đờm bằng cách dùng một củ hành tây thái nhỏ hấp cách thủy cùng đường phèn hoặc cho thêm mật ong, mỗi lần cho bé dùng một thìa nhỏ, ngày dùng khoảng 2 đến 3 lần trẻ sẽ giảm đờm.

2. Tống đờm cho bé bằng củ cải và lê tươi:

Chuẩn bị 1 kg quả lê tuoi, 1 kg của cải trắng, thêm khoảng 250gr củ gừng và mật ong. Ép lê và củ cải trăng lấy nước sau đó cho vào đun sôi, hạ bớt nhiệt cho đến khi hôn hợp quánh lại thì cho nước gừng và mật ong và quấy đều, đun sôi trở lại. Mỗi lần cho bé dùng 1 thìa pha với nước ấm, mẹ có thể để hỗn hợp này trong tủ lạnh dùng dần cho bé khoảng 1 tháng.

3. Tống đờm cho bé bằng nước mật ong chanh:

Pha khoảng 2 thìa mật ong với 1/3 –1/4 quả chanh và 5 thìa nước lọc cho bé uống vào buối sáng khi chưa ăn gì. Trước khi uống hỗn hợp này nên cho bé uống khoảng 100ml nước ấm, sau khi uống hỗn hợp mật ong chanh cũng không nên cho bé uống gì để con ngấm dung dịch và có thể trớ ra rất nhiều đờm

 

 

Nguồn : Sức khỏe công động
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
4 giờ sau sinh, có những sự thật mà không ai nói cho các mẹ bầu biết
Bé 1 tháng tuổi đã mắc giang mai... nguyên nhân, cách phòng ngừa?
Những lời khuyên thiết thực về việc cho con bú sau sinh 24 giờ
Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa
Ở nhà tránh dịch: Bố mẹ chú ý không cho trẻ ăn quá hàm lượng đường được khuyến cáo
Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng
Bật mí những thực phẩm mẹ vừa sinh xong nên ăn để phục hồi sau cơn vượt cạn
5 dấu hiệu cảnh báo trẻ dễ mắc rối loạn tự kỷ: Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý
Bí quyết vừa làm việc vừa chăm con hiệu quả trong mùa bùng phát dịch Corona
7 cách hạ sốt cho bé bị viêm họng tại nhà mẹ cần thuộc lòng
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email