Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Những lời khuyên thiết thực về việc cho con bú sau sinh 24 giờ
Ngày cập nhật:  18/05/2020 14:25:53
Cho con bú sau sinh 24 giờ để trao cho con những giọt “sữa vàng” đầu tiên chính là nền tảng ảnh hưởng đến việc nuôi bé bằng sữa mẹ sau này.



Có lẽ bạn đã từng đọc hoặc nghe về tầm quan trọng của việc cho con bú sau sinh 24 giờ. Thực tế, nhiều bà mẹ thường chỉ cho con bú khi bầu sữa căng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng vì sẽ khiến sữa chậm xuống hoặc thậm chí gây mất sữa sau khi sinh.

Chính vì thế, nếu có thể hãy cho bé bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh để trẻ nhận được những lợi ích tuyệt vời từ sữa non. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm cho bạn về lợi ích cũng như những khuyến cáo về việc cho con bú trong 24 giờ đầu sau sinh.

1. Sữa non và những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời với trẻ sơ sinh

Lần đầu làm mẹ, hẳn có nhiều khái niệm mới mẻ mà bạn cần cập nhật, trong đó có cả sữa non (hay còn gọi là colostrum). Loại sữa này thường tiết ra trong những tháng cuối thai kỳ và xuất hiện trong 48 – 72 giờ đầu sau sinh. Chính vì điều này mà người ta còn gọi đây là những giọt sữa mẹ đầu tiên.

Về cơ bản, sữa non có màu vàng nhạt, hơi dính và vô cùng giàu dinh dưỡng. Theo đó, sữa non khá ít đường lactose, chất béo cùng các vitamin tan trong nước, nhưng lại giàu rất giàu protein và các khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa của con.

Điểm nổi bật khiến sữa non được ví như “giọt dinh dưỡng vàng” chính là việc nguồn sữa này cung cấp nhiều kháng thể tự nhiên bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng, cũng như các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Không những thế, trong sữa non còn có nhiều ganglioside, một yếu tố quan trọng cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ và tăng cường hệ miễn dịch đường ruột.

2. Bật mí những lợi ích từ việc cho con bú 24 giờ đầu sau sinh

Việc cho con bú sau sinh không những tốt cho bé mà còn có lợi cho cả mẹ nữa.


 
Dưới đây là một vài những lợi ích tiêu biểu nhất:

- Nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ những giây phút đầu tiên là điều vô cùng quan trọng để xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc cho bé. Từ đó, cơ thể trẻ sẽ có khả năng chống lại nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

- Ngay khi bắt đầu cho con bú, cơ thể mẹ tiết ra một loại hormone là oxytocin có tác dụng làm co tử cung và giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.

- Việc cho trẻ bú sớm sẽ kích thích cơ thể mẹ bài tiết sữa nhiều hơn, tránh hiện tượng cương tức bầu ngực.

- Trẻ bú mẹ sớm cũng sẽ nhận được sữa non cùng những lợi ích tuyệt vời từ “nguồn dưỡng chất vàng” này.

- Điều này cũng giúp hình thành sớm sợi dây liên kết mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và bé.

- Cho con bú ngay sau sinh sẽ giúp làm dịu trẻ một lúc vì hành động bú mút đầu ti mang lại cho trẻ sự thoải mái.
- Việc tiếp xúc gần gũi với mẹ sẽ giúp bé được giữ ấm nhờ vào thân nhiệt từ cơ thể mẹ.

- Tạo nền tảng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ thuận lợi hơn về sau.

3. Liệu trẻ sơ sinh cần bao nhiêu sữa mẹ trong 24 giờ đầu tiên?

Chính vì điều này mà mẹ có thể cân nhắc cho bé ăn khoảng 10 đến 15 lần trong ngày đầu tiên sau sinh. Theo đó, trẻ nên được cho bú mẹ sau mỗi 1,5 đến 3 giờ một lần. Trường hợp nếu trẻ đang ngủ và không bú mẹ trong suốt 3 – 4 giờ, lời khuyên là bạn nên đánh thức và cho con bú để không bỏ lỡ mất nguồn sữa non quý giá này.

4. Những lời khuyên thiết thực về việc cho con bú sau sinh

Dưới đây là một vài lời khuyên có thể hữu ích cho bạn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ 24 giờ sau sinh:

- Mẹ và bé nên ngồi ở vị trí thoải mái. Nếu cảm thấy vẫn còn đau sau khi “lâm bồn”, bạn có thể dùng gối kê để hỗ trợ. Tuyệt đối tránh cúi người xuống để không bị choáng, thay vì vậy bạn nên chọn tư thế ngồi thẳng lưng sao cho thấy thoải mái nhất có thể.

- Hãy chắc chắn rằng bé ngậm đầu ti mẹ đúng (trẻ ngậm gần hết phần quầng vú). Thao tác này nếu không thực hiện tốt không những gây đau cho mẹ mà còn khiến bé khó nhận được sữa mẹ hơn.

- Bạn không nên ép trẻ bú mẹ nhiều lần mà thay vào đó chỉ nên cho bé ăn khi bé cảm thấy đói. Tần suất cho trẻ sơ sinh bú mẹ trong ngày đầu tiên dao động từ 10–15 lần để bổ sung đủ lượng sữa non cần thiết. Lý do vì dạ dày của trẻ rất nhỏ và cần có thời gian để tiêu hóa thức ăn.

- Nên áp dụng phương pháp da kề da khi cho con bú sau sinh. Khi cho con bú, mẹ nên đặt bé ở tư thế thoải mái nhất, có thể áp sát con vào người mẹ. Việc tiếp xúc da kề da như vậy sẽ giúp trẻ tiếp xúc được với bầu vú mẹ tốt, nhờ vậy mà bé sẽ nhận được nhiều sữa hơn.

- Sẽ mất khoảng 15 phút trở lên trong những lần đầu cho con bú và điều này có thể khiến bạn mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội được bổ sung sữa non của con yêu để cải thiện hệ miễn dịch.

- Trong trường hợp bạn phải đối mặt với bất kỳ khó khăn nào khi cho con bú đêm đầu tiên hoặc bạn đang phải đối mặt với những rắc rối trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc điều dưỡng của bệnh viện để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

5. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú sau sinh mẹ cần biết

Tuy nhiên, đôi khi có một vài vấn đề nảy sinh sẽ ảnh hưởng đến việc bạn cho con bú sau sinh:

- Trường hợp sinh con có can thiệp bằng gây tê ngoài màng cứng, việc cho con bú sau sinh sẽ khiến bé cảm thấy buồn ngủ và do đó bé sẽ khó nhận được đủ sữa mẹ.

- Nếu bạn vừa trải qua sinh mổ, điều này có thể khiến trẻ sơ sinh thấy mệt mỏi và kiệt sức. Vì vậy, trẻ sẽ không thể cố tập trung để bú mẹ trọn vẹn được.

- Nếu chẳng may con bạn thuộc diện sinh non (sinh thiếu tháng), bé có thể gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Lúc này, bạn cần liên hệ với bác sĩ nhi khoa để nắm rõ hơn về cách chăm sóc con trong 24 giờ sau sinh.

- Việc bạn có sử dụng những chất kích thích cũng gây ra không ít vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ.

- Nếu bé buộc phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh thì điều này cũng gây cản trở việc cho con bú. Tuy nhiên, bạn có thể vắt sữa và nhờ người hộ sinh cho bé ăn.

Với những ai lần đầu làm mẹ thì việc cho con bú ngay sau khi sinh có lẽ là một trải nghiệm thú vị nhưng cũng đầy thách thức. Đừng quá lo lắng, vì bên cạnh bạn vẫn có những chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành tốt việc chăm sóc thiên thần nhí của mình.


bầu.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa
Ở nhà tránh dịch: Bố mẹ chú ý không cho trẻ ăn quá hàm lượng đường được khuyến cáo
Viêm não Nhật Bản: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng
Bật mí những thực phẩm mẹ vừa sinh xong nên ăn để phục hồi sau cơn vượt cạn
5 dấu hiệu cảnh báo trẻ dễ mắc rối loạn tự kỷ: Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý
Bí quyết vừa làm việc vừa chăm con hiệu quả trong mùa bùng phát dịch Corona
7 cách hạ sốt cho bé bị viêm họng tại nhà mẹ cần thuộc lòng
Đổ mồ hôi sau sinh
Tại sao trẻ sơ sinh hay dụi mắt và làm cách nào để ngăn trẻ làm điều đó?
10 hành động của bố mẹ, tưởng đơn giản nhưng thực chất đang làm tổn thương con
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email