Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Bà bầu nên khám thai khi nào?
Ngày cập nhật:  29/11/2010 16:14:50
Hiện nay , có nhiều cách đẻ người phụ nữ biết được mình đã có thai hay không qua xét nghiệm nước tiểu,kiểm tra máu, que thử thai…Do đó thời điểm kiểm tra cũng rất khác nhau.Ở đây chúng tôi có những thông tin về vấn đề nầy ,mời các bạn tham khảo. Tất cả các phương pháp xét nghiệm thai đều là đo lượng hCG – hormone thai kỳ - trong cơ thể của bạn, nhưng hai loại xét nghiệm này khác nhau trong cách phát hiện việc có thai.


 



Đa số phụ nữ dùng phương pháp xét nghiệm nước tiểu để xác định việc mang thai.

Hầu hết những người tiến hành xét nghiệm, kiểm tra việc mang thai đều thực hiện việc xét nghiệm nước tiểu. Họ phát hiện số lượng hCG trong nước tiểu của bạn, nhưng chỉ khi nó đạt đến một mức độ nhất định. Nếu bạn tiến hành xét nghiệm này quá sớm trong thai kỳ, lượng hCG trong nước tiểu có thể không đủ cao để cho kết quả chính xác. Nhưng hầu hết các xét nghiệm nước tiểu đều cho kết quả chính xác nếu bạn tiến hành thử sau ngày chậm kinh khoảng vài ngày.

Nếu thấy kết quả không như mong muốn thì có thể có vài lý do: Có thể bạn không có thai, có thể bạn đã tiến hành thử nước tiểu quá sớm, có thể kỳ kinh của bạn đến muộn hơn so với bình thường, … Nếu thấy kết quả âm tính, bạn có thể chờ đợi vài ngày thử lại để biết kết quả chính xác nhất.

Các loại xét nghiệm khác ngoài kiểm tra nước tiểu là thử lượng hCG trong máu của bạn. Xét nghiệm máu có thể đo số lượng hormone trong cơ thể nhỏ hơn nhiều và có thể phát hiện thai sớm hơn so với xét nghiệm nước tiểu, thường là khoảng 6 đến 8 ngày sau khi rụng trứng.

Nhưng đáng tiếc là việc xét nghiệm máu khá tốn kém, phải có chỉ định của bác sỹ và bạn được yêu cầu phải cung cấp một lượng máu nhất định để tiến hành xét nghiệm. Chính vì những bất tiện này mà đa số chị em phụ nữ sẵn sàng chờ đợi thêm vài ngày để xét nghiệm nước tiểu, khi đó, các bước thực hiện đơn giản và dễ dàng hơn nhiều.
 

phunu.net
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bà bầu dùng thảo dược thế nào?
9 lưu ý để tránh nhiễm trùng cơ hội khi mang bầu
Tính ngày dự sinh thế nào?
Những điều đặc biệt kiêng cữ trong thai kỳ
7 biến chứng có thể phát sinh trong 9 tháng mang thai
Cảnh giác với ra máu âm đạo bất thường
Nằm ngửa khi mang thai có an toàn
Phòng ngừa một số bệnh nhiễm độc thai nghén
Bạn đã biết gì về "vỡ ối"
Sự di chuyển của thai nhi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email