Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Những điều đặc biệt kiêng cữ trong thai kỳ
Ngày cập nhật:  12/11/2010 15:28:05
Khi mang thai, có lẽ các mẹ bầu đều đã cập nhật và trang bị khá nhiều kiến thức. Dưới đây là những kiêng cử đặc biệt cần bổ sung vào sổ tai thai phụ để bạn chăm sóc bản thân lẫn thai nhi tốt hơn.


 


Tránh xa các thú nuôi trong nhà, như mèo, chó, chuột hamster…. Lông chó, mèo có thể gây dị ứng trong quá trình mang thai. Phân mèo có thể mang vi khuẩn Toxoplasmosis rất nguy hại đối với thai nhi . Dùng thuốc tân dược theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và hạn chế dùng vào 3 tháng đầu thai kỳ.

-Tránh thức khuya, cố gắng đi ngủ sớm và điều độ, dỗ giấc bằng cách ngâm chân vào nước ấm, uống 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Không để bị stress và không nên xem phim kinh dị, bạo lực…


-Tránh để táo bón bằng cách uống 1 lít nước vào buổi sáng sớm, trước khi ăn sáng, ăn nhiều rau quả, trái cây tươi rửa sạch vì chúng chứa nhiều chất xơ và vitamin.

- Không sờ đầu ti, xoa nắn ngực và bụng trong suốt thời gian mang thai vì sẽ gây co thắt tử cung, dẫn tới động thai, sẩy thai hoặc sinh sớm .

- Không tẩm bổ quá nhiều thuốc Đông y trong tam cá nguyệt đầu tiên. Lý do là thuốc bổ quá đôi khi cũng dẫn đến động thai, gây xuất huyết âm đạo và sẩy thai sớm .

- Kiêng giao hợp ít nhất 1 tháng đầu, 6/10 thai phụ bị động thai nếu đêm trước hai vợ chồng “gần gũi”. Sau 2-3 tháng thì có thể quan hệ bình thường, tuy nhiên cần nhẹ nhàng hơn xưa. Tốt nhất là cữ trong các trường hợp như người mẹ bị ra máu, bị bể nước ối, nhau đóng thấp, tiền sử sinh non… Sản phụ kiêng gần chồng trong tháng cuối cùng khi gần sanh, vì lúc đó thai đã nặng nề quá, chẳng may bị bể nước ối thì có thể bị nhiễm trùng. Khoảng thời gian tốt nhất mà vợ chồng có thể sinh hoạt là sau tuần thứ12 – tuần 36.

- Theo dõi máu và dịch âm đạo: Không có khái niệm máu báo khi mới cấn thai! Ra máu luôn là hiện tượng bất thường và là nguyên nhân gây động thai hoặc sẩy sớm. Dấu hiệu động thai thường chỉ là một hoặc vài giọt máu tươi. Thai phụ nên mặc quần lót màu sáng, quan sát dịch âm đạo, nếu có màu khác thường hay ra máu hồng, đỏ, nâu thì cần nhập viện ngay.

- Nếu chẳng may ra dịch nâu đỏ hay hồng nhạt, tuyệt đối tránh đi lại, nằm nghỉ trên giường, gác chân lên gối cao mềm. Ăn cháo cá chép, uống sữa đậu nành để giúp an thai. Thông thường, nếu chẳng may bị động thai và khéo giữ gìn thì mẹ và thai nhi sẽ phục hồi trong 3-5 tuần.

- Thai phụ nên tránh đi dự đám tang, điều này không phải vì lo sợ bị em bé bị “ma nhập” hay “chết yểu”… Thật ra, trong dân gian xưa nay vẫn tin hơi lạnh ở nhà người mới chết là có thực. Và hiện tượng vướng phải hơi lạnh nên bị bệnh cũng là phổ biến, nhất là với những người có sẵn các chứng bệnh phong thấp, huyết áp cao. Cái gọi là hơi lạnh chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán ra. Để phòng bệnh, các thầy thuốc thường khuyên người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính, người đang có bệnh… nên tránh đến dự trực tiếp đám tang.

Theo webtretho.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
7 biến chứng có thể phát sinh trong 9 tháng mang thai
Cảnh giác với ra máu âm đạo bất thường
Nằm ngửa khi mang thai có an toàn
Phòng ngừa một số bệnh nhiễm độc thai nghén
Bạn đã biết gì về "vỡ ối"
Sự di chuyển của thai nhi
8 nguyên nhân ra máu ở bà bầu
Tìm hiểu về suy dinh dưỡng bào thai
9 cách tránh tăng cân quá nhanh khi mang bầu
Để bà bầu ngủ ngon trong thai kì
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email