Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Nằm ngửa khi mang thai có an toàn
Ngày cập nhật:  12/10/2010 09:53:04
Khi thai phụ bước vào tháng thứ ba của thai kỳ, các bác sĩ khuyên bạn không nên nằm ngữa khi ngủ . Để hiểu rõ hơn về vấn đề nầy chúng tôi có những thông tin dành cho bạn .


Khi nằm ngửa, trọng lượng của thai nhi chèn ép lên các tĩnh mạch chính đưa máu từ chân lên tim của bạn. Tất nhiên, khi đang ngủ, bạn không thể kiểm soát được vị trí nằm của mình, nhất là những người ngủ say. Nếu bạn thức dậy bỗng thấy mình nằm ở vị trí ngửa, chèn ép lên lưng thì có thể cơ thể bạn quá mỏi, buộc phải thay đổi tư thế.
Bạn nên nằm ngủ hơi nghiêng sang một bên, đặt thêm một chiếc gối giữa hai chân để vị trí nằm được thoải mái hơn.
Nếu bạn thường xuyên ngủ nằm ngửa, ở giai đoạn đầu thai kỳ việc này hoàn toàn bình thường, nhưng khi thai nhi to ra và nặng thêm trong giai đoạn thứ 2 và thứ 3, tốt hơn hết là bạn nên lựa chọn cho mình vị trí nằm ngủ tốt hơn.
 


Bà bầu nên nằm nghiêng khi ngủ.


Khi bạn nằm đè lên lưng, tử cung ép vào tĩnh mạch, ngăn chặn quá trình đưa máu từ phần dưới của cơ thể trở về tim. Việc nằm như vậy trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu và việc truyền dinh dưỡng cho nhau thai, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé.
Tư thế nằm như vậy là hoàn toàn không an toàn, đặc biệt nếu bạn bị bệnh cao huyết áp, sẽ ảnh hưởng đến lượng oxy và chất dinh dưỡng bé sẽ nhận được. Nếu gặp phải trường hợp như vậy, các bác sỹ thường đưa ra lời khuyên bạn nên nằm nghiêng về một bên, trái hoặc phải.
Đừng lo lắng nếu bạn đi ngủ nghiêng nhưng lúc tỉnh dậy lại nằm ngửa, điều này xảy ra ở mọi lúc và không có tác dụng phụ gì nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Tuy nhiên, bạn nên cố gắng luyện tập để ngủ nghiêng hoặc dùng chăn, gối để giữ cố định vị trí nằm. Nếu cần thiết, bạn có thể đặt một chiếc gối giữa hai chân của mình, kê dưới hông hoặc sau lưng bạn để giấc ngủ được thoải mái hơn.

 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Phòng ngừa một số bệnh nhiễm độc thai nghén
Bạn đã biết gì về "vỡ ối"
Sự di chuyển của thai nhi
8 nguyên nhân ra máu ở bà bầu
Tìm hiểu về suy dinh dưỡng bào thai
9 cách tránh tăng cân quá nhanh khi mang bầu
Để bà bầu ngủ ngon trong thai kì
Ngăn ngừa nấm âm đạo khi mang bầu
Đau đẻ: làm sao để vượt qua dễ dàng
Triệu chứng hay quên ở phụ nữ mang thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email