Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Những dấu hiệu trầm cảm trước khi sinh, mẹ bầu cần biết
Ngày cập nhật:  31/03/2023 08:29:59
Trầm cảm trước sinh có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Nhận biết sớm những dấu hiệu để điều trị càng sớm càng tốt là điều quan trọng giúp duy trì một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

 

 

Trầm cảm trước sinh là chứng trầm cảm mà phụ nữ có thể gặp phải trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân có thể là do thay đổi nội tiết tố, di truyền và các yếu tố môi trường... Điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng khi mang thai.
 

Trầm cảm trước sinh khá phổ biến, có thể xảy ra ở 7 - 20% trường hợp trong mỗi ba tháng của thai kỳ. Trầm cảm trước khi sinh có thể ảnh hưởng đến 15 - 65% ở thai phụ trên khắp thế giới.
 

1. Dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu nào của trầm cảm trước khi sinh, mẹ bầu cần biết? - Ảnh 2.

Trầm cảm trước khi sinh bao gồm buồn chán kéo dài, lo lắng...


Các triệu chứng trầm cảm trước khi sinh có thể xuất hiện từ từ theo thời gian hoặc xảy ra đột ngột. Các triệu chứng trầm cảm bao gồm buồn chán kéo dài, lo lắng, mệt mỏi, cáu giận, hay khóc, muốn ở một mình, thay đổi thói quen ngủ và ăn uống, mất hứng thú với tình dục, có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, có ý nghĩ tự làm hại bản thân hoặc tự tử. Trong những trường hợp nghiêm trọng, có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc thai nhi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể gặp tất cả các triệu chứng này.
 

Cũng cần lưu ý rằng một số triệu chứng, chẳng hạn như giảm ham muốn tình dục và cảm thấy dễ xúc động hơn bình thường, có thể là những dấu hiệu bình thường của thai kỳ.
 

2. Điều trị và ngăn ngừa trầm cảm trước khi sinh

Chứng trầm cảm trước khi sinh nếu không được điều trị, có thể góp phần làm tăng nguy cơ như trẻ cân nặng thấp, hạn chế tăng trưởng trong tử cung, trong đó thai nhi không phát triển đến kích thước mong đợi trong thai kỳ. 
 

Ngoài ra còn có nguy cơ sinh non, biến chứng thai kỳ, các hành vi có thể gây hại khi mang thai, chẳng hạn như lạm dụng các chất kích thích hoặc không tuân theo các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe. Trong hầu hết các trường hợp, điều trị thích hợp có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm và giúp mọi người cảm thấy tốt hơn.
 

Điều trị trầm cảm trước khi sinh càng sớm càng tốt là rất quan trọng để giúp ngăn ngừa bất kỳ biến chứng sức khỏe nào cho phụ nữ mang thai hoặc thai nhi.
 

Nếu đã từng bị trầm cảm hoặc lo lắng hoặc có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn tâm trạng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trị liệu về các dấu hiệu của trầm cảm.
 

Các bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý điều trị chứng trầm cảm trước khi sinh bằng các phương pháp trị liệu tâm lý, trị liệu hành vi nhận thức theo hướng ích cực hoặc cho uống thuốc điều trị trầm cảm trong trường hợp cần thiết. Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng trầm cảm trước khi sinh trở nên tốt hơn khi được điều trị. Thuốc men và thay đổi lối sống có thể cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, có thể cần kết hợp thuốc và liệu pháp để các triệu chứng được cải thiện.
 

Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Trầm cảm trước khi sinh có thể khiến khó chăm sóc bản thân đúng cách khi mang thai. Thai phụ sẽ đưa ra những lựa chọn không tốt, chẳng hạn như uống rượu, hút thuốc hoặc không tập thể dục. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
 

Trong những trường hợp nghiêm trọng, những người bị trầm cảm trước khi sinh có thể gây hại cho chính họ hoặc con của họ. Điều cần thiết là phải được giúp đỡ ngay lập tức nếu người phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm khi mang thai.
 

3. Phòng tránh trầm cảm trước sinh

Dấu hiệu nào của trầm cảm trước khi sinh, mẹ bầu cần biết? - Ảnh 4.

Tập yoga giúp cho thai phụ có tinh thần tốt,


Để phòng tránh trầm cảm trước sinh, phụ nữ trước khi mang thai cần tìm hiểu về thai sản, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, tập luyện khoa học, luôn suy nghĩ tích cực, biết kiểm soát tốt cảm xúc, duy trì chất lượng giấc ngủ,...
 

Ngoài ra, khi mang thai cần dành thời gian để nghỉ ngơi, kết nối với người thân, bạn bè để ngăn ngừa rối loạn cảm xúc, tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ có thể giúp sản sinh nhiều hormone hạnh phúc. Luôn chia sẻ với chồng và người chồng cần luôn quan tâm đến vợ để mẹ bầu luôn yên tâm, không cảm thấy bị bỏ rơi trong suốt thai kỳ giúp ngăn chặn sớm nguy cơ trầm cảm của người vợ trong quá trình mang thai và sau sinh con.

 

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những hành động tưởng vô hại của mẹ bầu nhưng khiến thai nhi dây rốn quấn cổ
Giải đáp: Làm thế nào khi vết mổ sau sinh bị cứng, đau, ngứa?
Phòng tránh sảy thai tự nhiên và những điều mẹ nào cũng cần biết
Sinh con bằng giác hút có ảnh hưởng gì đến trẻ hay không?
Ra máu khi mang thai nguy hiểm như thế nào cho thai nhi?
10 sai lầm thường gặp trong thời gian ở cữ
Dấu hiệu bị tắc tia sữa nổi hạch ở nách
Rong kinh có gây thiếu máu không?
Thông điệp từ những cú đạp của thai nhi trong bụng mẹ
Những bệnh gây khó thụ thai ở phụ nữ, chị em chớ nên chủ quan!
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
  15/02/2024- Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
  06/02/2024- Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
  08/01/2024- Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
  08/01/2024- Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
  04/01/2024- IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
  25/12/2023- Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
  10/12/2023- Tiếp tục phát huy tốt sứ mệnh người Nữ hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Xem tất cả
Liên kết email