Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Rong kinh có gây thiếu máu không?
Ngày cập nhật:  24/02/2023 09:20:15
Nhiều phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt họ cảm thấy rất mệt mỏi về tinh thần lẫn thể chất, đặc biệt là đối với những người bị rong kinh (lượng máu kinh ra nhiều, kỳ kinh kéo dài) dấu hiệu mệt mỏi càng rõ rệt.

1. Rong kinh có thể gây thiếu máu

 

Kinh nguyệt nhiều (hay rong kinh) là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu máu dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể. Nhưng không phải ai bị rong kinh cũng nhận ra rằng họ đang có nguy cơ bị thiếu máu.
 

Máu trong cơ thể thường chứa sắt trong các tế bào hồng cầu. Vì vậy, nếu bạn bị mất máu sẽ mất một lượng sắt tỷ lệ thuận với máu. Phụ nữ có kinh nguyệt trong các chu kỳ hàng tháng ra nhiều máu có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt.
 

Theo BSCKI Hoàng Hường, chuyên gia Sản Phụ khoa, chu kỳ kinh kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt. Tình trạng ẩm ướt nhiều cũng tạo điều kiện phát sinh viêm nhiễm vùng kín.
 

Đặc biệt, rong kinh nếu để kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là tình trạng dẫn đến không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
 

Thiếu máu không phải là một bệnh lý cấp tính, tuy nhiên nó ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe cũng như năng suất lao động của người bệnh. Về lâu dài có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
 

Biểu hiện rõ nhất của thiếu máu là: mệt mỏi, choáng váng, da xanh xao, chóng mặt, khó thở, nhức đầu, mất tập trung, tâm trạng cáu kỉnh, thậm chí là suy nhược cơ thể…
 

Kinh nguyệt nhiều có gây thiếu máu không? - Ảnh 2.

Thiếu máu gây mệt mỏi, thậm chí suy nhược cơ thể.


2. Phụ nữ bị rong kinh nên làm gì?

Theo BSCKI Hoàng Hường, khi có dấu hiệu rong kinh, chị em phụ nữ cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
 

Khi xác định được nguyên nhân gây rong kinh, bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp, mục đích giải quyết các nguyên nhân do bệnh lý, khôi phục kỳ kinh bình thường, ngăn ngừa và điều trị biến chứng thiếu máu, cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
 

Thông thường, rong kinh được kiểm soát bằng phương pháp điều trị nội khoa, sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc nội tiết…. Những trường hợp đã điều trị rong kinh bằng phương pháp nội khoa nhưng không đáp ứng sẽ chuyển sang điều trị ngoại khoa.
 

Người bệnh cần lưu ý, không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh mà không có chỉ định của bác sĩ, dùng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.
 

Để khắc phục tình trạng thiếu máu, cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt. Ngoài ra nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6, magiê, uống đủ nước…
 

BS. Thảo Phương


3. Nên ăn gì để cải thiện tình trạng thiếu máu?

Ngoài việc chú ý vận động hợp lý, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, thì chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng cũng giúp chị em bị rong kinh nâng cao thể trạng và cải thiện tình trạng thiếu máu.
 

Trong bữa ăn hàng ngày chị em nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt như: thịt đỏ, lòng đỏ trứng, hải sản và động vật có vỏ, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, các loại rau có lá xanh...
 

Kinh nguyệt nhiều có gây thiếu máu không? - Ảnh 4.

Nên tăng cường thực phẩm giàu sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu.


Nên ăn các thực phẩm chứa vitamin B6 như: Thịt gà, khoai tây, chuối, phô mai tươi, bí đỏ, cải bó xôi, các loại hạt sấy khô… Vitamin B6 rất cần thiết để xây dựng các tế bào hồng cầu mới, giúp bổ sung tế bào hồng cầu bị mất khi rong kinh.
 

Lưu ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin C trong rau quả như: trái cây họ cam quýt, dưa, dâu tây, rau lá xanh đậm, ớt chuông... Thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể dễ hấp thu sắt và duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

 

Hạn chế sử dụng trà, cà phê ngay sau ăn vì có chứa tannin làm ức chế khả năng hấp thu sắt.

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Thông điệp từ những cú đạp của thai nhi trong bụng mẹ
Những bệnh gây khó thụ thai ở phụ nữ, chị em chớ nên chủ quan!
Chăm sóc mẹ bầu sau sinh tháng đầu đúng cách để mau phục hồi
Dấu hiệu băng huyết sau sinh mọi phụ nữ mang thai và mới sinh con cần biết
Các mẹ băn khoăn: Sinh mổ tối đa được mấy lần?
Giải đáp: Trẻ bú sữa đầu và sữa cuối khác nhau như thế nào?
Bí quyết giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh, áp dụng ngay nếu mẹ thiếu sữa cho con
Sinh thường sau sinh mổ: Những lợi ích và nguy cơ đi kèm
3 thời điểm vàng chẩn đoán, sàng lọc dị tật ở thai nhi mẹ cần lưu ý
Liên cầu nhóm B ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  22/07/2024- U hạt rốn sơ sinh: Nguyên nhân và điều trị thế nào cho đúng cách?
  18/07/2024- 4 điều cần biết về vitamin dành cho phụ nữ mang thai
  11/07/2024- 3 dấu hiệu vô sinh ở nữ giới, chị em cần biết
  11/07/2024- Tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai: Nhiều mẹ bầu còn chủ quan
  08/07/2024- Lí giải tình trạng bị ngứa khi mang thai – nỗi lo chung của các mẹ bầu
  25/06/2024- Polyp tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  24/06/2024- Mẹ bầu đau bụng trên có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên nhập viện?
  17/06/2024- Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu khi mang thai?
  12/06/2024- Cẩn trọng biến chứng đái tháo đường thai kỳ
  04/06/2024- Tắc tia sữa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Xem tất cả
Liên kết email