Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Dấu hiệu bị tắc tia sữa nổi hạch ở nách
Ngày cập nhật:  02/03/2023 08:39:27
Tắc tia sữa nổi hạch ở nách có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ và gây ra nhiều sợ hãi cho các mẹ sau khi sinh. Tắc tia sữa nổi hạch ở nách mặc dù không quá phổ biến nhưng vì mức độ nguy hiểm của nó mà chúng ta nên tìm hiểu để có được biện pháp xử lý đúng đắn nhất khi gặp phải.

 

 
 

Hạch là gì? Dấu hiệu của tắc tia sữa nổi hạch ở nách

Người ta dùng khái niệm “hạch” để chỉ một tổ chức lympho kích thước nhỏ tham gia vào quá trình tiêu diệt virus, vi trùng hoặc các tế bào lạ xâm nhập cơ thể. Hạch tập trung nhiều ở cổ, nách và trên xương đòn. Bình thường chúng ta không thể sờ thấy hạch, nhưng chúng sẽ nổi lên khi phải hoạt động để chống lại bệnh tật.
 

Nổi hạch không hiếm thấy, song mỗi người khi thấy hạch nổi lên đều rùng mình và lo lắng, đối với mẹ sau sinh thì vấn đề này lại càng trở nên nghiêm trọng.
 

Dấu hiệu bị hậu sản sau sinh - Bệnh khiến nhiều chị em lo lắng


Dấu hiệu của tắc tia sữa nổi hạch ở nách là: Trong thời gian cho con bú mẹ bị tắc sữa, bầu ngực cương cứng và đau nhức, nách bị nổi hạch. Phụ nữ tắc tia sữa nổi hạch ở nách thường rất mệt mỏi, cơ thể đau nhức, thậm chí sốt cao.
 

Tắc tia sữa nổi hạch ở nách có nguy hiểm không?
 

Tắc tia sữa bị nổi hạch ở nách là bệnh lý không quá nguy hiểm, có thể điều trị phục hồi nhanh. Tia sữa tắc và nổi hạch sẽ được khắc phục bằng cách khơi thông tuyến sữa bị tắc, sữa sẽ có lại bình thường và hạch cũng sẽ lặn xuống. Khi xuất hiện hạch ở nách nghĩa là tình trạng tắc sữa đã khá nghiêm trọng, nếu không kịp thời tiếp nhận điều trị bệnh sẽ diễn biến phức tạp, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
 

Bên cạnh hiện tượng nổi hạch, tắc tia sữa nghiêm trọng có thể khiến núm vú chảy dịch, núm vú sưng tấy, đau nhức dữ dội, nhiều trường hợp có thể gây u xơ, ung thư, thậm chí phải cắt bỏ ngực do bị hoại tử.
 

Nguyên nhân tắc tia sữa nổi hạch ở nách
 

Rất nhiều người vẫn không hiểu lý do tại sao lại nổi hạch khi bị tắc tia sữa. Sở dĩ có hiện tượng này là bởi sữa bị vón cục làm nghẽn các tuyến sữa dẫn đến việc tắc tia sữa, nếu không điều trị kịp thời làm bệnh chuyển biến phức tạp, khiến cơ thể nổi hạch lớn ở vùng nách.
 

Mẹ cần làm gì để phòng tránh tắc tia sữa nổi hạch ở nách?
 

Mẹ mắc bệnh gì không nên cho con bú?


Tắc tia sữa nổi hạch là bệnh lý ít phổ biến, mức độ nguy hiểm không cao nhưng nếu chủ quan sẽ gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Do đó mẹ cần có biện pháp phòng tránh việc tắc tia sữa nổi hạch ở nách.
 

– Massage: Dùng hai ngón tay day nhẹ hai bầu ngực thường xuyên để đánh tan các cục sữa và khai thông những ống sữa bị tắc.

– Khi bị tắc sữa, vẫn tiếp tục cho con bú hoặc dùng máy hút sữa để làm giảm tình trạng ùn tắc của sữa trong bầu ngực.

– Chú ý giữ ấm cơ thể vì nhiễm lạnh sẽ làm ống sữa bị co lại, không thể dẫn sữa chảy qua thuận lợi được.

– Nặn hết sữa thừa sau khi bé bú và sau khi hút sữa để chắc chắn sữa này không đông lại thành cục.

– Vệ sinh bầu ngực thật sạch sẽ, ngay cả khi bé vừa bú song.
 

Khi mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa nổi hạch ở nách, nếu áp dụng các phương pháp trên không thành công, cục sữa tắc ngày một lớn mẹ nên nhanh chóng đến các bệnh viện để thăm khám và chữa trị. Sau khi điều trị thành công mẹ cần phòng tránh tình trạng này lặp lại bằng cách cho bé bú thường xuyên.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Rong kinh có gây thiếu máu không?
Thông điệp từ những cú đạp của thai nhi trong bụng mẹ
Những bệnh gây khó thụ thai ở phụ nữ, chị em chớ nên chủ quan!
Chăm sóc mẹ bầu sau sinh tháng đầu đúng cách để mau phục hồi
Dấu hiệu băng huyết sau sinh mọi phụ nữ mang thai và mới sinh con cần biết
Các mẹ băn khoăn: Sinh mổ tối đa được mấy lần?
Giải đáp: Trẻ bú sữa đầu và sữa cuối khác nhau như thế nào?
Bí quyết giúp sữa mẹ về nhiều sau sinh, áp dụng ngay nếu mẹ thiếu sữa cho con
Sinh thường sau sinh mổ: Những lợi ích và nguy cơ đi kèm
3 thời điểm vàng chẩn đoán, sàng lọc dị tật ở thai nhi mẹ cần lưu ý
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email