Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Bệnh trẻ em thường gặp mùa nắng nóng
Ngày cập nhật:  13/02/2012 10:25:03
Vào mùa nắng nóng, do thời tiết và môi trường bị ô nhiễm, nhiều bệnh có điều kiện phát sinh ở trẻ em. Thường gặp nhất là các bệnh ngoài da như ghẻ, nhọt, chốc, rôm sảy. Kế đến là các bệnh lây qua đường ăn uống. Đặc biệt, trong năm nay, dễ xảy ra hai bệnh ở trẻ mà tác nhân gây bệnh là siêu vi (còn gọi là vi-rút) trong thời tiết nắng nóng là bệnh sốt xuất huyết và "hội chứng tay, chân, miệng".


 



   
Bệnh rôm sảy

Không gây nguy hiểm nhưng rất dễ xảy ra, làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Rôm sảy là các mụn nước hồng nổi trên lưng, đầu, trán, ngực. Nếu trẻ bị ngứa, gãi thì nơi có rôm sảy thường bị nhiễm trùng gây chốc lở hay nổi nhọt. Khi trẻ bị rôm sảy nên cho uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi. Cho trẻ tắm với nước pha thuốc tím tối thiểu 1 lần/ngày hoặc có thể nấu nước với trái khổ qua để tắm cho trẻ. Cắt ngắn móng tay trẻ để ngừa gãi gây nhiễm trùng da. Chỗ bị trầy, sưng có thể bôi, chấm thuốc sát trùng Povidine. Tuyệt đối không bôi thuốc có chứa glucocorticoid thường được bào chế dạng thuốc mỡ hay kem thuốc. Nên tắm rửa, giữ vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ để đề phòng rôm sảy. Mặc quần áo thoáng mát, rắc bột phấn 1 - 2 lần mỗi ngày.

Bệnh tiêu chảy

Bệnh lây qua đường ăn uống. Trẻ bị đi tiêu phân lỏng (có khi là nước) trên 3 lần/ngày. Điều quan trọng trong xử lý tiêu chảy là bù nước và chất điện giải bằng cách cho uống Oresol. Nếu không có Oresol thì thay bằng nước muối đường, nước cháo muối... Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi bệnh không giảm trong 3 ngày hoặc có kèm theo: ói mửa nhiều, sốt, khát nước nhiều, ăn uống kém, có máu trong phân (phân đen).

Say nắng, trúng nóng (sốc nắng)

Nguyên nhân do nắng nóng làm trẻ bị mất nước và chất điện giải thông qua mồ hôi. Trẻ bị sốc nắng sẽ mệt, choáng váng, nhức đầu, buồn nôn, môi khô, đòi uống nước nhiều. Khi phát hiện, nhanh chóng đưa trẻ vào chỗ thoáng mát, cởi bỏ quần áo, lau mát hoặc quạt mát cho trẻ. Cho trẻ uống nước có pha muối đường hoặc Oresol. Nếu không bớt, nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Bệnh sốt xuất huyết

Còn gọi là sốt xuất huyết Dengue (vì bệnh do một loại siêu vi có tên Dengue gây nên). Bệnh do loại muỗi vằn có tên Aedes aegypti mang siêu vi và truyền siêu vi qua vết muỗi chích. Nên nghi ngờ trẻ bị bệnh nguy hiểm này khi sốt cao đột ngột 39-40 độ C liên tục trong 2-3 ngày. Đến ngày thứ 3-4, trẻ có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da (gọi là nổi ban xuất huyết), nặng hơn nữa có thể ói ra máu, đi tiêu ra máu. Lưu ý các dấu hiệu nặng như li bì, vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít hoặc không tiểu để đưa đi cấp cứu. Trong sốt xuất huyết, lúc nhiệt độ giảm cũng là lúc trẻ bị sốc, trụy tim mạch, nếu không chữa trị kịp thời sẽ nguy hiểm. Chính điểm giao thời giữa giai đoạn sốt cao chuyển sang hết sốt là nguy hiểm nhất. Phải lưu ý các dấu hiệu tiền sốc (đột ngột hạ sốt, bứt rứt, li bì, nói mê nói sảng, đau bụng, tay chân lạnh) để đưa trẻ đến bệnh viện gấp.

Hội chứng tay, chân, miệng

Gọi là hội chứng tay, chân, miệng vì bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi với biểu hiện nổi các bóng nước có kích thước từ 2-10 mm ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối, đặc biệt ở miệng khi vỡ ra gây vết loét làm trẻ đau, bỏ ăn. Bệnh do siêu vi có tên Enterovirus 71 gây ra, tác nhân này rất nguy hiểm vì có thể gây biến chứng viêm não. Khi bị hội chứng tay, chân, miệng trẻ bị sốt, nôn ói, bỏ ăn, tiêu chảy, nổi bóng nước. Khi biến chứng viêm não, trẻ có dấu hiệu thần kinh như lừ đừ, kích thích vật vã, nói lảm nhảm, run chi, co giật và hôn mê. Triệu chứng khác có thể thấy là trẻ sốt rất cao, nôn ói nhiều, mạch nhanh, yếu chân tay, méo miệng.

Khi trẻ có biến chứng, nếu không được nhập viện để điều trị đúng và kịp thời, trẻ có thể bị tử vong. Như vậy, khi thấy trẻ bị sốt, nôn ói, bị một số triệu chứng bất thường vừa kể, lại thấy trẻ có những bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông và miệng, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Để đề phòng các bệnh trong mùa nóng, cần lưu ý:

- Cho trẻ uống nhiều nước, mặc thoáng mát, không để trẻ chơi ngoài nắng. Khi ra nắng cần đội mũ rộng vành.
- Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi, rửa tay chân thật sạch trước và sau khi ăn.
- Hằng ngày vệ sinh thân thể trẻ thật sạch sẽ.
- Thường xuyên ngủ mùng cả đêm lẫn ngày. Dùng nhang xua muỗi. Không để có nước đọng vũng trong nhà.

khoemoingay.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những việc làm có thể gây hại cho bé
Bổ sung dầu ăn cho trẻ như thế nào?
Bị sản hậu vì "gần chồng" sớm sau sinh?
3 dạng trí thông minh cần được chú trọng phát triển ở trẻ
Những hành vi không nên cấm bé
Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em
Viêm tuyến sữa sau khi sinh con
Khi nào không nên tiêm vaccine cho trẻ?
Chăm sóc giấc ngủ cho bé và những sai lầm của cha mẹ
10 biện pháp chống mệt mỏi sau sinh
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email