Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Chăm sóc giấc ngủ cho bé và những sai lầm của cha mẹ
Ngày cập nhật:  18/09/2011 15:57:35
Đối với trẻ em, “miếng ăn” và “giấc ngủ” là quan trọng như nhau, việc chăm sóc tốt giấc ngủ cho con cũng là rất cần thiết. Để bé yêu của mình có nếp ngủ tốt, giấc ngủ ngon cha mẹ cần phải tránh những sai lầm sau đây.



Chăm sóc giấc ngủ cho bé và những sai lầm của cha mẹ


 



Cho trẻ đi ngủ quá muộn

Hiện nay, trẻ thường ngủ ít hơn so với thế hệ cha mẹ của mình trước đây. Kết quả của việc đi ngủ muộn này là chơi nhiều trò chơi lúc sắp đi ngủ, khó ngủ và tỉnh giấc vào ban đêm.

Nếu bé sơ sinh hoặc bé đang tập đi không có lịch ngủ rõ ràng thì bạn rất khó có thời gian để thu dọn đồ của con cũng như cho bản thân mình nghỉ ngơi. Một nhà xã hội học đồng thời là người đồng sáng tạo của “Giải pháp giấc ngủ dễ dàng” cho biết, việc cho trẻ trẻ sơ sinh và trẻ tập đi đi ngủ quá muộn sẽ khiến cả trẻ và mẹ đều mệt mỏi. Với những trẻ sơ sinh đến 5 tuổi việc đi ngủ quá muộn sẽ khiến trẻ mất giấc ngủ sâu, hay trở mình, và trẻ sẽ dậy sớm hơn nếu trẻ đi ngủ với một thời gian hợp lý.

Ở trường mầm non và tiểu học trẻ thường vận động rất nhiều chính vì thế bố mẹ chú ý nên cho con mình hoạt động ít sau khi tan học mà để dành thời gian cho việc đi ngủ sớm.

Thói quen tốt: Quy định giờ đi ngủ rõ ràng (kể cả ngủ trưa, nếu thích hợp), đừng đợi đến khi trẻ dụi tay vào mắt, ngáp hoặc rên rỉ – lúc đó có thể là quá muộn. Đôi khi bạn có thể cho con đi ngủ sớm hơn 15-20 phút.

Với những lứa tuổi khác nhau trẻ cần có chế độ ngủ nghỉ khác nhau ví dụ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường cần 11 tiếng ngủ đêm không kể ngủ ngày, trẻ mẫu giáo cũng cần khoảng 12 tiếng ngủ cả ngày… Chính vì thế cha mẹ nên có lịch ngủ rõ ràng để con mình ngủ đủ giấc và không phải vất vả khi đánh thức con vào sáng hôm sau.

Đi ngủ phải dùng võng hoặc nôi đưa

Nhiều bà mẹ hay có thói quen đặt con nằm võng hoặc nôi đưa hay xe đẩy từ bé kể cả khi bé ngủ trưa hay tối. Nếu trẻ thường xuyên phải ngủ trong xe đẩy hoặc xe hơi, giấc ngủ sẽ không sâu do kích thích chuyển động. Tuy nhiên sẽ rất tốt nếu bạn sử dụng chuyển động để dỗ dành khi trẻ khóc nhưng không nên để bé ngủ trên đó, sẽ tạo thành thói quen không tốt.

Đùa nghịch nhiều trước khi đi ngủ

Một thực tế hiện nay là nhiều trẻ chơi quá nhiều đồ chơi vào ban ngày nhất là những đồ chơi phát ra âm thanh sẽ khó ngủ sâu vào ban đêm. Hay thậm chí việc cha mẹ bật đèn sáng trong thời gian dài sẽ khiến trẻ quen ngủ khi đèn sáng cũng khiến trẻ sợ hãi nếu bạn tắt đèn và buộc bé ngủ. Hay như việc bé đòi bật TV khi ngủ hoặc phải có thật nhiều đồ chơi bên cạnh mới ngủ cũng là những hiện tượng quá khích trước đi đi ngủ.

Chính vì thế cha mẹ cần tập cho con làm quen với bóng tối, nếu cần bạn có thể để đèn ngủ ở mức sáng thấp nhất, sau đó sẽ dần tắt khi bé quen. Nơi ngủ của bé cũng cần sự yên tĩnh để trẻ có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Bỏ qua thói quen trước khi trẻ đi ngủ

Nhiều cha mẹ hay mắc phải sai lầm là bỏ qua những thói quen trước khi đi ngủ của trẻ vì nghĩ rằng trẻ đã lớn, không cần hát ru hay kể chuyện, âu yếm con trước ngủ thậm chí chỉ kiểm tra xem phòng trẻ đã tắt đèn hay chưa. Thực tế cho thấy, với những trẻ được cha mẹ quan tâm trước giờ đi ngủ sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, cũng tình cảm hơn những trẻ thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ.

Không nhất quán phương pháp và thực hành

Đi ngủ cũng cần có phương pháp phù hợp. Bạn có thể nằm cùng con trên giường cho tới khi bé ngủ nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cho phép bé bò quanh giường, chơi trò chơi với bạn lúc nửa đêm. Vấn đề ở đây là phương pháp ngủ không nhất quán với cách thực hành. Nhiều cha mẹ không ngại ngủ cùng con nhưng cuối cùng lại biến chiếc giường thành “sân chơi trước khi đi ngủ”.

Tuy nhiên nếu bé bị ốm hoặc sợ sấm, sét, trời mưa, bạn hãy an ủi và nằm cạnh bé giúp bé yên tâm ngủ ngon. Ngay sau khi bé khỏi ốm hoặc qua cơn sợ hãi bạn hãy tiếp tục thực hiện quy định trước khi đi ngủ như thường ngày.

Cho bé ra ngủ riêng quá sớm

Bạn không nên cho trẻ ngủ riêng trước 3 tuổi nếu bé không muốn. Khi bé 3 tuổi trở lên bạn có thể cho bé ra ngủ riêng. Việc cho con ra ngủ riêng cũng cần phải dứt khoát. Thời gian đầu bé có thể thức dậy lúc nửa đêm và đòi ngủ cùng bố mẹ. Hãy ôm ấp, an ủi và cho bé ngủ cùng bạn, đợi bé ngủ say hãy đặt bé vào giường của bé. Bố mẹ cũng cần dứt khoát giải thích cho con đã đến lúc con cần ngủ riêng, có không gian riêng của mình. Dần dần chắc chắn bé sẽ rất thích thú khi sở hữu một chiếc giường cá nhân.
 

mangthai.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
10 biện pháp chống mệt mỏi sau sinh
Trẻ thông minh hơn nhờ thực phẩm chứa kiềm
Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ
Mùa hè, chớ cạo trọc đầu cho bé
Cách chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh
Sao con mình chẳng chịu tăng cân?
Có nên đánh thức bé để cho bú?
Hướng dẫn thời gian ngủ cho trẻ
Sự phát triển vị giác ở trẻ
Nguyên nhân gây stress ở phụ nữ sau sinh
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email