Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Bổ sung dầu ăn cho trẻ như thế nào?
Ngày cập nhật:  10/01/2012 09:30:26
Dầu ăn (bao gồm dầu thực vật hoặc dầu cá) được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo (cùng những sản phẩm khác như mỡ, bơ… ).


 



Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thụ các vitamin quan trọng trong cơ thể. Chính vì vậy, không nên bỏ sót chất dinh dưỡng quý giá này trong khẩu phần ăn của trẻ.

Khi nào sử dụng dầu ăn cho trẻ?

Trong 6 tháng đầu, thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa mẹ vì trong sữa mẹ có rất nhiều chất béo, đủ cho trẻ phát triển nên hầu như phụ huynh không cần bổ sung dầu ăn cho trẻ trong giai đoạn này, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.

Sau 6 tháng, trẻ bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm với thức ăn đặc hơn sữa (bột, cháo, cơm…). Lúc này, khi chế biến thức ăn cho bé, cần đảm bảo phần ăn của bé đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng (bột đường, béo, đạm, chất xơ- vitamin). Vì vậy, dầu ăn bắt đầu được sử dụng thường xuyên từ độ tuổi này trở đi.

Bao nhiêu là đủ?

Dưới 2 tuổi là giai đoạn trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng để phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này tốc độ phát triển thể chất của bé rất cao, có thể thấy trẻ lớn nhanh từng ngày, nên lượng chất béo trong khẩu phần chiếm tỉ lệ khá nhiều, tùy theo độ tuổi có thể lên đến 30% khẩu phần hoặc nhiều hơn. Thức ăn của trẻ trong giai đoạn này chủ yếu là những món ăn lỏng, chưa có các món xào, rán. Vì vậy, trong 1 bát bột hoặc cháo, súp của trẻ cần khoảng 10ml dầu ăn.

Sau 2 tuổi, tốc độ phát triển của trẻ bắt đầu chậm lại. Phần lớn trẻ đã mọc đủ răng phục vụ tốt cho việc nhai thức ăn đặc. Lúc này, trẻ có thể ăn chung thức ăn với người lớn nhưng được làm mềm và xé nhỏ hơn. Thức ăn của trẻ thường phong phú và có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, lượng dầu ăn trong khẩu phần của trẻ sẽ tăng giảm tùy thuộc cách thức chế biến món ăn, sở thích ăn uống và thể trạng của bé chứ không cứng nhắc như trước 2 tuổi. Ví dụ, nếu thấy trẻ hơi gầy, thiếu cân hay suy dinh dưỡng, có thể bổ sung thêm chất béo trong khẩu phần bằng các món xào rán, những món ăn mà bé thích. Ngược lại, nếu bé đã mập mạp, cần giảm chất dầu mỡ trong thức ăn của trẻ.

Lưu ý khi sử dụng dầu ăn cho trẻ

Khi muốn sử dụng thực phẩm cung cấp chất béo cho bé, phụ huynh cần chú ý loại dầu và thức ăn cung cấp cho trẻ có đa dạng, giúp ích cho quá trình phát triển của trẻ hay không. Vì mỗi loại dầu ăn đều có ưu điểm riêng như dầu cá và những loại dầu từ hạt như dầu cải, dầu vừng, dầu nành, dầu hướng dương… rất giàu omega 3, tiền chất của DHA, chất đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ, võng mạc và hệ miễn dịch; các loại dầu từ quả như dầu olive, dầu cọ, dầu bắp… giàu omega 6, tiền chất của ARA, có vai trò làm tăng phản ứng viêm, bảo vệ cơ thể; dầu gấc rất giàu beta carotene, tiền chất của vitamin A.

Vì vậy, nên dùng xen kẽ các loại dầu ăn để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ. Hạn chế sử dụng một loại dầu trong suốt thời gian dài dễ gây nên hiện tượng vừa thừa vừa thiếu chất.

Dầu ăn nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng và ôxy, vì vậy, nên để dầu ăn ở nơi thoáng, mát, khô, chỉ nên đem chai dầu ra khỏi nơi bảo quản trong thời gian ngắn cần sử dụng. Riêng dầu thực vật có chứa nhiều acid béo bão hòa như dầu dừa, dầu cọ... có thể để ở nhiệt độ phòng.

 

Theo sức khỏe và đời sống
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bị sản hậu vì "gần chồng" sớm sau sinh?
3 dạng trí thông minh cần được chú trọng phát triển ở trẻ
Những hành vi không nên cấm bé
Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em
Viêm tuyến sữa sau khi sinh con
Khi nào không nên tiêm vaccine cho trẻ?
Chăm sóc giấc ngủ cho bé và những sai lầm của cha mẹ
10 biện pháp chống mệt mỏi sau sinh
Trẻ thông minh hơn nhờ thực phẩm chứa kiềm
Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email