Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ
Ngày cập nhật:  04/09/2011 09:51:12
Thông thường khi mới sinh chiều cao đạt 48 –50 cm, năm đầu tăng từ 20 – 25 cm, năm thứ hai tăng 12 cm… cho đến lúc 4 tuổi cao gấp đôi lúc mới sinh. Sau đó mỗi năm tăng trung bình 5 cm, khi dậy thì chiều cao tăng nhanh như trong 2 năm đầu, đến khoảng 22 tuổi ở nữ và 25 tuổi ở nam thì sự phát triển chiều cao hầu như đều dừng lại.

 

 


Dựa vào tốc độ phát triển chiều cao của con người qua mỗi thời kỳ, người ta chia ra làm 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao:

- Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt tăng từ 10 - 20kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời và nặng từ 3kg trở lên.

- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25cm; 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.

- Giai đoạn dậy thì: bình thường con gái từ 10 - 16 tuổi và con trai từ 12 - 18 tuổi. Trong thời gian dậy thì sẽ có 1 - 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 - 12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ suốt trong thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.

Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm, thì khi lớn sẽ cao 1,64m). Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao 1,75m).

Qua đó chúng ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ.

 

mangthai.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Mùa hè, chớ cạo trọc đầu cho bé
Cách chăm sóc tốt cho trẻ sơ sinh
Sao con mình chẳng chịu tăng cân?
Có nên đánh thức bé để cho bú?
Hướng dẫn thời gian ngủ cho trẻ
Sự phát triển vị giác ở trẻ
Nguyên nhân gây stress ở phụ nữ sau sinh
Trẻ suy dinh dưỡng vì táo bón kéo dài
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là lựa chọn tốt nhất cho trẻ nhỏ
Sự phát triển giác quan và khả năng học tập của trẻ từ 0 - 3 tháng
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
  15/02/2024- Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
  06/02/2024- Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
  08/01/2024- Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
  08/01/2024- Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
  04/01/2024- IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
  25/12/2023- Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
  10/12/2023- Tiếp tục phát huy tốt sứ mệnh người Nữ hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Xem tất cả
Liên kết email