Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Bắt bệnh khó nói khi mang thai
Ngày cập nhật:  13/05/2013 16:39:18
Khi mang thai, chị em phải chịu những “tác dụng phụ” rất khó chịu.


Mang thai là điều rất tuyệt vời mà hầu như người phụ nữ nào cũng muốn được trải qua. Tuy nhiên, khi bầu bí, chị em phải chịu những “tác dụng phụ” rất khó chịu.

Nhiễm trùng bàng quang

Bình thường, vùng khung xương chậu của chị em mình được các cơ giữ rất chặt. Nhưng khi bầu, hormone relaxin tăng (hormone được giải phóng ở cuối kỳ mang thai nhằm làm giãn cổ tử cung, chuẩn bị cho việc sinh nở) khiến cho chỗ đó trở nên lỏng lẻo hơn. Bởi vậy, các loại vi khuẩn dễ xâm nhập, gây viêm nhiễm. Lúc ấy, ngoài việc đi khám và dùng kháng sinh, các mẹ cũng nên uống nước việt quất để hỗ trợ thêm. Ngoài ra, hạn chế mặc đồ quá chật cũng như tránh làm tăng nhiệt độ cơ thể. Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và quan hệ tình dục cũng giúp loại bỏ nhiều loại vi khuẩn có hại.

 



Viêm âm đạo

Nếu như âm đạo có mùi nặng và khí hư ra màu bất thường, rất có thể các mẹ đã bị viêm âm đạo do vi khuẩn. Sẽ khá đáng lo và cần điều trị ngay và luôn trong trường hợp này bởi các nhà khoa học đã phát hiện ra sự liên kết giữa viêm âm đạo và sinh non. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, các mẹ có thể dùng thuốc đặt. Đến tam cá nguyệt thứ hai mới nên dùng thuốc uống. Và trong suốt quá trình mang thai, dù có dù không biểu hiện bệnh này, các bác sĩ cũng khuyên chị em dùng viên nang có chứa probiotic (một loại lợi khuẩn có trong sữa chua) 2 lần/ngày.  Nhất là trong khâu vệ sinh cá nhân, chị em phải giữ gìn vệ sinh thật tốt, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, thoáng, không rửa vùng kín bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao, cũng không nên làm sạch bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.

Nhiễm nấm men

Âm đạo là môi trường axit, bất cứ sự thay đổi pH nào cũng khiến nó bị ảnh hưởng, có thể làm tăng tỉ lệ vi khuẩn ở đây. Cùng với việc gia tăng lượng đường trong dịch tiết âm đạo khi mang thai, nấm phát triển và gây ra sự khó chịu cho chị em. Mẩn đỏ, ngứa… có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Nó không đe dọa sức khỏe của các mẹ và con đến mức nghiêm trọng, hiếm khi gây vô sinh hoặc sẩy thai,  nhưng khiến cơ thể chị em đã mệt càng mệt hơn, hay cáu lại càng dễ “tăng xông” hơn. Vì vậy, việc dứt bệnh bằng thuốc, vệ sinh là điều nên làm. Tuy nhiên,  tuyệt đối không được thò tay vào bên trong khi đang mang thai vì có thể gây sẩy thai hoặc sinh non.

Bệnh trĩ

Bản chất búi trĩ chính là do tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng phình to. Khi mang thai, nhất là mẹ nào thai to, sẽ càng cản trở hệ thống mạch máu, làm ứ trệ tuần hoàn, khiến các búi trĩ càng giãn ra, sa xuống. Vì vậy khi bầu bí, chị em dễ bị trĩ, còn nếu đã mắc từ trước thì quá trình thai nghén cũng khiến bệnh nặng thêm.


Càng táo bón, trĩ càng khiến chị em đau đớn, mệt mỏi. Khi đó, phân chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các mẹ nên cố gắng uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, bổ sung magie. Tắm nước ấm để các mạch máu được thư giãn, và dù có mệt mỏi, chị em cũng ráng vận động, đừng ngồi quá lâu.

Xì hơi và ợ hơi

Dù cố gắng giữ nữ tính và lịch sự nhưng đôi khi, việc xì hơi và ợ hơi của các mẹ khi mang thai là bất khả kháng. Đây là thời kỳ mà dạ dày của chị em hoạt động chậm lại do hormone ngày một nhiều hơn trong cơ thể. Điều này dẫn đến sự tích tụ khí trong dạ dày, nguyên nhân chính dẫn đến hai hai “bệnh xí hổ” nói trên. Biện pháp giải quyết hiệu quả nhất là quan tâm đến thực phẩm khi mang thai, hạn chế “tiêu thụ” đồ ăn sinh ra khí như đậu, bắp cải và thức uống có ga. Thay vì ăn 3 bữa ăn chính, các mẹ cũng nên ăn làm 5 - 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày. Ngoài ra, các mẹ cũng nên nhai kỹ, không nuốt chửng thức ăn, tránh nhai kẹo cao su vì khi nhai, chị em nuốt không khí và làm tăng hơi. Nếu tình hình quá tệ, có thể dùng một loại thuốc chống đầy hơi theo hướng dẫn của bác sĩ.
 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bé ghét nghe âm thanh gì khi ở trong bụng mẹ?
Lợi và hại khi cho thai nhi nghe nhạc
4 hành vi gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
Mẹ thiếu hụt vitamin C gây tổn hại cho não của thai nhi
Hạn chế hiện tượng chuột rút cho bà bầu mùa lạnh
Khám thai cũng phải đúng cách
Nhân tố khiến bạn dễ mang thai đôi
Thai phụ nên ngừng làm việc ở tháng thứ tám
Vai trò trợ giúp của người chồng khi vợ chuyển dạ
4 thay đổi không mong đợi trong thai kỳ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email