Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
4 thay đổi không mong đợi trong thai kỳ
Ngày cập nhật:  10/05/2012 18:09:04
Bạn sẽ trải qua rất nhiều cảm xúc, sự thay đổi khi mang thai và có cả những thay đổi không mong muốn nữa.

 


9 tháng mang thai như một cuộc phiêu lưu kỳ thú. Trong cuộc phiêu lưu đó, bạn sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc thú vị, những thay đổi khác biệt trong cơ thể và trong đó có cả những thay đổi bạn không mong muốn. Việc tăng kích thích tố và hormone trong thời gian mang thai sẽ làm bạn trở lên xấu hơn, chân tay phình to ra… điều nay là hoàn toàn bình thường và bạn đành phải chấp nhận nó cho đến hết thai kỳ.

Dưới đây là những thay đổi không mong muốn khi mang thai:

Nám da

Nám da là những vết đốm đen xuất hiện trên mũi, trán và má khi mang thai. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự gia tăng kích thích tố và hắc tố melanin trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ châu Á có xu hướng bị nám nhiều hơn khi mang thai. Hiện tượng này sẽ mờ dần sau một vài tháng sinh nở. Tuy nhiên để hạn chế nguy cơ mắc nám da, chị em bầu không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài.

Rạn da

Rạn da là hiện tượng mà hầu hết mọi mẹ bầu đều mắc phải trong thời gian mang bầu đặc biệt những tháng cuối. Rạn da sảy ra phổ biến ở bụng và đùi bà bầu. Triệu chứng này cũng có nguyên nhân do tăng kích thích tố da và do làn da phải giãn nở quá nhiều khi thai nhi lớn lên.

 



Phù chân

Nhiều mẹ bầu tâm sự khi mang thai bàn chân của họ to lên gần gấp đôi bình thường trông rất xấu xí. Điều này là đương nhiên và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai kỳ. Bạn cần hiểu rằng khi mang thai, trọng lượng cơ thể tăng lên đáng kể, có mẹ tăng đến 20 kg vì thế việc bàn chân tăng lên là lẽ đương nhiên để nâng đỡ cơ thể bạn. Bên cạnh đó khi mang thai mẹ bầu sẽ bị tích nước và điều này gây ra chứng phù nề chân. Nếu bạn chỉ phù nề chân thì không là vấn đề nhưng nếu hiện tượng này xảy ra trên tay và cả mặt thì cần phải đi khám bác sĩ.

Chảy máu nướu răng

Sự gia tăng lưu lượng máu của cơ thể giúp di chuyển máu và chất dinh dưỡng đến cổ tử cung và nó gây ra tình trạng chảy máu ở chân răng , nướu răng. Bạn sẽ nhận thấy rõ ràng hơn điều này khi đánh răng vào mỗi buổi sáng. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau khi sinh nở. Để giảm nguy cơ chảy máu nướu răng, bạn nên chọn chiếc bàn chải mềm và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng.
 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Cách đối phó nắng nóng cho mẹ bầu
Căn bệnh mụn nước đơn thuần ở cơ quan sinh dục khi có thai
Tính cách bé hình thành từ trong bụng
Bà bầu cẩn thận với thuốc giảm đau
Khi em bé trong bụng không cựa quậy
Mẹ bầu bị tê ngón tay?
8 điều tối kỵ với bà bầu sắp sinh
Ưu và nhược điểm của siêu âm 2D, 3D, 4D khi có bầu
Thai nhi to lớn có tốt không?
Cẩn trọng với 10 triệu chứng xấu khi bầu bí
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
  15/02/2024- Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
  06/02/2024- Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
  08/01/2024- Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
  08/01/2024- Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
  04/01/2024- IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
  25/12/2023- Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
  10/12/2023- Tiếp tục phát huy tốt sứ mệnh người Nữ hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Xem tất cả
Liên kết email