Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Một số loại thuốc ảnh hưởng đến sinh sản
Ngày cập nhật:  02/11/2010 13:13:31
Hầu hết các thuốc có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản đều được ghi chú sẵn trên toa thuốc. Nếu bạn phải dùng thuốc thời gian dài, bạn nên nói với bác sĩ để điều chỉnh chế độ dùng thuốc cho bạn khi muốn có thai.Cho dù bạn đang, sắp hay sẽ là phụ nữ mang thai thì vẫn có những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.


 



- Thuốc điều trị các bệnh như viêm khớp, thấp khớp có ảnh hưởng đến sự rụng trứng. Chúng có thành phần là ibuprofen trong toa thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn dùng thuốc chứa ibuprofen chữa đau đầu hoặc giảm đau không thường xuyên thì nó lại không ảnh hưởng đến sự rụng trứng.

- Cortisone và prednisone được sử dụng để điều trị những bệnh như hen suyễn, bệnh lupus có thể làm chu kỳ kinh nguyệt không đều, gây khó thụ thai. Các thuốc này được kê toa cùng nhau và có thể ngăn chặn tuyến yên sản xuất đủ hormone kích thích nang trứng và hormone luteinising (quy định sự rụng trứng bình thường). Nhưng điều này chỉ xảy ra nếu bạn uống thuốc với liều lượng cao.

- Một số thuốc kiểm soát huyết áp làm tăng hormone prolactin và do đó, ảnh hưởng đến sự rụng trứng. Hầu hết các loại thuốc tác động đến hệ thần kinh trung ương (như thuốc chống động kinh) có thể ảnh hưởng đến lượng prolactin và khả năng của tuyến yên để kích hoạt sự rụng trứng. Tuy nhiên, các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI), chẳng hạn như Prozac, không ảnh hưởng tiêu cực đến sự rụng trứng hoặc khả năng sinh sản.


Một số thuốc kiểm soát huyết áp làm tăng hormone prolactin và do đó, ảnh hưởng
đến sự rụng trứng.

- Thuốc tác động đến tuyến giáp ảnh hưởng đến sự rụng trứng; chẳng hạn, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc trị hen suyễn; nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ bị vô sinh hiếm muộn khi dùng các thuốc này.

- Nếu bạn đang cố gắng thụ thai, khôn ngoan nhất là nên tránh các loại kem (gel) có chứa estrogen hoặc progesterone. Dù chưa thể khẳng định loại kem này có thể hấp thụ qua da, ảnh hưởng đến sự rụng trứng nhưng an toàn nhất là tránh xa chúng.

- Liều cao như steroid cũng ảnh hưởng đến sự rụng trứng; dùng lâu dài thuốc kháng sinh có thể làm giảm lượng tinh trùng và chất lượng tinh dịch. Hầu hết sức khỏe sẽ trở lại ổn định trong vòng 3 tháng sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, beta-blocker được sử dụng để kiếm soát huyết áp có thể gây bất lực.

Nếu bạn nghĩ rằng thuốc bạn sử dụng có thể gây khó thụ thai thì không đơn giản là ngưng dùng thuốc. Bạn cần được bác sĩ tư vấn về tình trạng sức khỏe, khả năng hồi phục của cơ thể và vấn đề mang thai lại.

 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Cách giúp bạn đậu thai nhanh hơn
Thời điểm lý tưởng cho việc thụ thai
Hỏi - đáp về sảy thai
Không nên tập thể dục trong thời kỳ mang thai khi có những dấu hiệu nào?
Ngăn ngừa nghẹt thở cho bé
Tư vấn cho sản phụ trong chuyển dạ và ngay sau đẻ
Chống lo lắng khi mang thai
Những điều bạn nên biết về vaccines phòng bệnh cho trẻ
Nhóm phụ nữ cần đề phòng nguy cơ tiền sản giật
CHỬA NGOÀI DẠ CON
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  29/04/2024- Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Xem tất cả
Liên kết email