Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Bổ sung sắt trước mang thai có nên không? Bao nhiêu là đủ?
Ngày cập nhật:  21/04/2021 09:05:30
Theo WHO, chị em cần bổ sung sắt trước khi mang thai mỗi ngày thai nhi phát triển tốt nhất. Nhưng mẹ bổ sung thiếu hay quá liều lượng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình và bé.



Tại sao cần bổ sung sắt trước mang thai?

Nhiều chị em cho rằng nên bổ sung sắt sau khi đã mang thai. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, phụ nữ chuẩn bị mang thai cũng nên bổ sung hàm lượng sắt. Lý giải cho khuyến cáo này, bác sĩ cho biết bởi khi mang thai, nhu cầu sắt sẽ tăng lên gấp đôi.
 
Chị em nên bổ sung sắt trước khi có bầu để thai nhi được phát triển tốt nhất.

Tuy nhiên chị em trong độ tuổi sinh sản dễ gặp tình trạng thiếu máu do hàng tháng đến kỳ kinh. Đối với những người đã qua sinh nở thì tình trạng này còn nặng hơn nhiều. Chính vì thế, khi lên kế hoạch sinh con, chị em cần bổ sung sắt mỗi ngày để tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Nên bổ sung sắt với hàm lượng bao nhiêu?

WHO khuyến cáo, chị em nên bổ sung từ 30-45 mg sắt mỗi ngày tối thiểu trước 3 tháng mang thai. Nhưng để đảm bảo tốt nhất, chị em nên đi khám bác sĩ để biết liều lượng mình cần bổ sung. Nếu bổ sung sắt trước mang thai quá nhiều, nồng độ quá cao sẽ khiến sức khỏe của mẹ con bị ảnh hưởng. Nếu thiếu sắt, người phụ nữ dễ có nguy cơ sảy thai, rong huyết sau sinh hoặc dễ bị nhiễm trùng.

Các phương pháp bổ sung sắt

Hiện nay có nhiều cách để người phụ nữ bổ sung sắt trước mang thai. Chị em có thể áp dụng theo những cách sau:

1. Bổ sung qua viên sắt hữu cơ

Dạng viên sắt hữu cơ này rất phù hợp cho phụ nữ uống trước, trong và sau khi mang thai. Ngoài sắt, nó còn chứa các thành phần khác như acid folic, vitamin B12, kẽm, dầu mè đen.


 
Ngoài việc uống viên sắt, chị em có thể bổ sung qua việc ăn các thực phẩm.

2. Bổ sung sắt trước mang thai qua thực phẩm


Có rất nhiều loại thực phẩm giàu sắt mà chị em nên bổ sung mỗi ngày. Ví dụ như trong các loại thịt như thịt bò, thịt gà… hoặc thực vật như đậu, rau bina, ngũ cốc ăn liền…

3. Sản phẩm chứa sắt

Đây cũng là một phương pháp đơn giản giúp chị em bổ sung lượng sắt cần thiết mỗi ngày. Bạn có thể dùng viên thuốc chứa sắt hoặc sắt kết hợp với acid folic hoặc vitamin B12. Ngoài ra bạn có thể uống viên sắt tổng hợp có chứa sắt để được cung cấp dinh dưỡng toàn diện.



Những lưu ý khi uống sắt trước mang thai

Dù bổ sung sắt rất cần thiết nhưng chị em hãy lưu ý thêm một số điều sau nhé:
– Viên uống sắt có thể gây ra tình trạng táo bón, nên bổ sung chất xơ.
– Không nên uống sắt vào buổi tối để tránh tác dụng phụ.
– Không uống sắt cùng lúc với canxi và sữa, tốt nhất nên cách nhau 2h.
– Nên uống kết hợp với vitamin C để tăng khả năng hấp thu sắt.
– Tăng cường rau, hoa quả, nước lọc trong chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa táo bón.
Bạn thấy đấy, chuẩn bị một sức khỏe thật tốt trước khi làm mẹ sẽ giúp tránh các nguy cơ rủi ro. Do đó, đừng quên bổ sung sắt trước mang thai để mẹ và bé đều có sức khỏe tốt nhất nhé!


Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những hành động tưởng vô hại của mẹ bầu nhưng khiến thai nhi dây rốn quấn cổ
Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thai được không?
Hiểm hoạ rình rập mẹ bầu và thai nhi với chứng hở eo cổ tử cung khi mang thai
Dấu hiệu chuyển dạ chuẩn nhất, mẹ bầu cần lưu ý khi sắp đến ngày sinh
HỎI - ĐÁP VỀ CÁC VẤN ĐỀ TRONG SÀNG LỌC TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG?
Mẹ bầu nhất định phải xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nếu không có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Khi mẹ bầu thiếu máu: Thai nhi phải đối mặt với nguy cơ gì?
Mẹ bầu có biết: Ngủ đúng bên sẽ giúp giảm nguy cơ sảy thai và thai chết lưu
Thành phần sữa mẹ như thế nào sẽ giúp bé tăng cân và tăng chiều cao tốt nhất?
Hiện tượng thai to dưới góc nhìn sản khoa
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email