Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Mẹ bầu nhất định phải xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nếu không có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Ngày cập nhật:  01/04/2021 14:59:17
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào? Với quy trình 1 bước, mẹ bầu chỉ cần đến các cơ sở y tế hay bệnh viện để đo mức độ dung nạp trong vòng 2 giờ. Nếu kết quả thử glucose > 130mg/l (7.2mmol/l) thì mẹ sẽ được chỉ định thêm xét nghiệm bước 2.



Mẹ hiểu như thế nào về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là việc kiểm tra nồng độ đường huyết (glucose) trong máu. Thời gian thực hiện xét nghiệm thích hợp nhất là từ tuần 24-28 của thai kỳ. Mục đích của việc xét nghiệm là kiểm tra lượng đường huyết của mẹ bầu phù hợp chưa.
 

Mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường trong tuần thứ 24-28 của thai kỳ



Bà bầu nào nhất định phải làm test tiểu đường thai kỳ?

Thực tế, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được bác sĩ khuyến cáo là tất cả nên thực hiện. Vì bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt, một số bà bầu còn được bác sĩ khuyên nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở lần khám đầu tiên. Cùng xem bạn có thuộc nhóm đặc này không nhé!

•    Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi
•    Bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
•    Gia đình có người thân bị tiểu đường thai kỳ
•    Chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) cao
•    Thừa cân hay béo phì
•    Từng sinh con to trên 4kg
•    Mắc bệnh buồng trứng đa nang
•    Trước đó bị thai lưu mà không rõ nguyên nhân
•    Tăng cân quá nhanh trong thời gian mang thai

Mẹ bầu mang thai khi trên 35 tuổi bắt buộc phải làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trong lần khám thai đầu tiên


Quá trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Xét nghiệm 1 bước (one-step strategy)

Quy trình 1 bước là xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào? Mẹ bầu chỉ cần đến các cơ sở y tế hay bệnh viện để đo mức độ dung nạp trong vòng 2 giờ. Chúng được thực hiện cụ thể với những bước sau:

•    Lấy mẫu máu khi thai phụ đến phòng khám và chắc chắn là lấy lúc đói.
•    Sau đó, thai phụ sẽ được bác sĩ cho uống 1 loại đường với hàm lượng glucose là 75g.
•    Chờ khoảng 1 tiếng đồng hồ thì bác sĩ tiến hành lấy mẫu máu lần 2 và ghi nhận kết quả. Sau 1 tiếng lại tiếp tục lấy mẫu máu và có kết quả lần thứ 3. Trong thời gian lấy mẫu máu thứ 3 có thể uống nước lọc nhưng hạn chế vận động.
Chú ý, nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 1 bước cần được thực hiện vào buổi sáng. Vì lúc này cơ thể phải nhịn đói qua đêm sau ít nhất 8 tiếng đồng hồ. Các kết quả của bác sĩ có được nếu có ít nhất 1 chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vượt ngưỡng sau thì mẹ bầu đã bị đái tháo đường thai kỳ.
•    Khi đói có kết quả lớn hơn 5.1 mmol/l (tức 92 mg/dL)
•    Sau 1 giờ có kết quả lớn hơn 10.0 mmol/l (tức 180 mg/dL)
•    Sau 2 giờ với kết quả nhận được lớn hơn 8.5 mmol/l (tức 153 mg/dL)

Thai phụ có chỉ số glucose máu sau 2 tiếng là khoảng 140-199 mg/dl thì có thể đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp.

Bác sĩ sẽ lấy máu xét nghiệm và cho mẹ bầu biết kết quả


 
Quy trình xét nghiệm 2 bước (two-step strategy)

Thực hiện theo quy trình test đường thai kỳ bước 1 là thử glucose. Bác sĩ cho mẹ bầu uống 50g dung dịch đường glucose. Máu sẽ được lấy sau 1 giờ và kiểm tra nồng độ đường huyết trong máu. Ghi nhớ, mẹ bầu không cần nhịn ăn hay uống khi thực hiện xét nghiệm bước 1 này.

Nếu kết quả thử glucose > 130mg/l (7.2mmol/l) thì mẹ sẽ được chỉ định thêm xét nghiệm bước 2. Lúc này, mẹ bầu uống 100gam glucose pha trong 250-300 ml nước. Bác sĩ tiến hành đo glucose đường huyết lúc đói vào các thời điểm 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ.

Mẹ bầu sẽ được chỉ định không ăn hay uống trong khoảng thời gian 10-14 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose. Kết quả nhận được mà có từ 2 giá trị vượt ngưỡng dưới đây thì chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ.

Nếu kết quả trả về có 2 thông số vượt ngưỡng thì mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kỳ



Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà: Một số mẹ bầu khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại cơ sở y tế đã được bác sĩ kết luận mắc tiểu đường thai kỳ. Mẹ có thể mua máy test đường để tự thử đường máu tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi và kiểm soát chỉ số này ở mức an toàn.

Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin sẽ bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố xuất hiện khi mang thai. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ được chỉ định theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không. Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần thai thứ 24 – 28, mặc dù vẫn có thể có những triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.

Nếu mẹ không làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì sẽ đối mặt với nguy cơ gây dị tật thai nhi, mẹ nên đi xét nghiệm theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.


vn.theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Khi mẹ bầu thiếu máu: Thai nhi phải đối mặt với nguy cơ gì?
Mẹ bầu có biết: Ngủ đúng bên sẽ giúp giảm nguy cơ sảy thai và thai chết lưu
Thành phần sữa mẹ như thế nào sẽ giúp bé tăng cân và tăng chiều cao tốt nhất?
Hiện tượng thai to dưới góc nhìn sản khoa
UNG THƯ VÚ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA
Tại sao bác sĩ cho mẹ bầu xét nghiệm nước tiểu khi khám thai
Ra dịch nhầy màu hồng khi mang thai tháng đầu có phải dấu hiệu nguy hiểm?
U buồng trứng xoắn
Vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bác sĩ BV Nhi đồng chia sẻ 4 sai lầm nguy hiểm của cha mẹ khi hạ sốt cho trẻ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email