Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
6 lưu ý khi người phụ nữ mang thai
Ngày cập nhật:  10/07/2010 15:19:45
Khi người phụ nữ mang thai ,đó là thời kỳ mà họ cảm thấy rất hạnh phúc vì sắp được làm mẹ nhưng cũng là lúc mà người phụ nữ nhận ra rằng họ phải mang trên mình nhiều trách nhiệm ,những trách nhiệm không ai có thể gánh vác được ngoài chính bản thân họ. Đó là làm thế nào để sinh em bé an toàn và khỏe mạnh đồng thời đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình. Ở đây chúng tôi có những thông tin giúp bà bầu tham khảo .

1 Khám thai theo định kì

Đây là một công việc hoàn toàn mang lại lợi ích cho bạn và vô cùng quan trọng. Khám thai sẽ biết được sự phát triển của thai nhi cũng như sự thay đổi thể chất của chính bà bầu. Chỉ cần có biểu hiện mang thai, bạn nên thử thai và nếu cho kết quả dương tính thì hãy liên lạc với bác sĩ để nhận được những hướng dẫn khoa học, chu đáo.
Hơn thế nữa, bà bầu cần kiểm tra sức khỏe toàn thân, xét nghiệm máu, nước tiểu và tiêm phòng các loại vacxin cần thiết.
 



2. Chú tâm tới vấn đề ăn uống

Như trên đã nói, cách tốt nhất là bạn liên hệ với bác sĩ có chuyên môn về thai phụ để nhận được sự tư vấn. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng đặc biệt là axit folic và sắt. Sự đòi hỏi của cơ thể cũng như sự phát triển của thai nhi sẽ khiến bạn cần hấp thu hơn 300 calo. Tuy nhiên, hạn chế thực phẩm chứa vitamin A vì nếu nhiều vitamin A quá, sẽ gây hại cho thai nhi.
 
 



3. Thể dục

Luyện tập thể dục nhẹ nhàng có nhiều lợi ích cho cả thai phụ và thai nhi. Hơn thế nữa, nó còn giúp bạn trở lại thân hình hoàn hảo như trước khi mang thai sau khi sinh bé xong. Những bài tập thể dục sẽ giúp cho cơ bụng và lưng khỏe mạnh. Luyện yoga, đi bộ, bơi và đạp xe tại nhà… là những bài tập mà bà bầu có khả năng thực hiện thường xuyên được. Bạn nên dừng luyện tập nếu như bạn cảm thấy bất kì dấu hiệu nguy hiểm nào như đau hoặc nghẹt thở.
Nên tới các lớp học tiền sản để có những hướng dẫn tốt nhất, khoa học nhất.
 
4. Nghỉ ngơi

Khi bạn mang thai, hãy lắng nghe cơ thể của mình. Nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy cần phải nghỉ. Khi nằm nghỉ, bạn nên nằm nghiêng về bên trái để lượng máu tới thai nhi được thuận tiện hơn, giảm được chứng phù của cơ thể. Ngủ nhiều trong đêm và có thể ngủ ngắn trong ngày.
 
5. Sử dụng thuốc

Đối với mỗi loại thuốc, bạn cần được sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng. Không tự ý dùng hoặc tự ý dùng các loại vitamin tổng hợp mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
6. Những điều không nên làm
Thuốc lá, rượu bia và bất cứ thứ gì có hại tới thai nhi thì nên hạn chế. Lượng caffeine hấp thu cũng nên giảm. Không nên ăn thịt gỏi, thịt, hải sản chưa nấu chín. Nên tránh các động vật nuôi, dùng găng tay khi làm vườn. Không tắm nóng, xông hơi, luyện thể dục khi trời quá nóng.
                                                                                                    

 

(EVA.VN)
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Phòng tránh bệnh mùa hè cho thai phụ
Bà bầu làm việc: Nên và Không nên
9 cách đoán biết bà bầu sẽ sinh đôi
Vai trò của vitamin trong thời kỳ mang thai
Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì?
Khắc phục chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai
Chăm sóc sức khỏe bà bầu khi đông về
Tê ngón tay khi mang thai
Món ăn, bài thuốc dưỡng thai, an thai
Đau ngực khi mang thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email