Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Đau ngực khi mang thai
Ngày cập nhật:  10/06/2009 10:23:23
Sự thay đổi hormone khi mang thai gây nên tình trạng gia tăng lưu thông máu và thay đổi các mô ở ngực – khiến bầu ngực bị căng, đau, có thể là ngứa ran khi chạm vào. Một số thai phụ còn cảm thấy phiền phức vì sự tăng kích cỡ của bộ ngực.

Đau ngực là một trong nhóm dấu hiệu sớm thông báo bạn có thai, thường xuất hiện trong tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 và kéo dài suốt quý I. Khoảng tuần thứ 8, ngực bắt đầu lớn hơn và nó tiếp tục duy trì điều này trong suốt thai kỳ.

Nhiều trường hợp, bầu ngực tăng thể tích lên gấp đôi, nhất là khi bạn mang thai lần đầu. Cũng có lúc, bạn cảm thấy ngứa ngáy vùng ngực và phát hiện những vết rạn da xuất hiện ở ngực; thậm chí, bạn cũng nhìn thấy tĩnh mạch ẩn dưới lớp da ngực, còn đầu ti trở nên to và sậm màu hơn.

Sau một vài tháng đầu tiên, quầng vú (vòng tròn màu sậm, bao quanh núm vú) cũng trở nên to và sẫm màu hơn. Đồng thời, montgomery – một tuyến sản xuất dầu trên bầu ngực cũng hoạt động mạnh mẽ hơn. Sự thay đổi này sẽ tạo điều kiện cho quá trình nuôi bé bằng sữa mẹ về sau.
 
 
Đau ngực là một trong những dấu hiệu bạn có thai
 

Sang đến quý III, ngực bạn bắt đầu tiết sữa non – loại sữa đặc biệt dành cho bé trong những ngày mới chào đời (cuối thai kỳ, đầu ti có thể chảy ra dòng chất lỏng có màu vàng nhạt). Cũng có một số trường hợp, thai phụ tiết sữa non sớm hơn nhưng cũng có thai phụ không tiết sữa non.

Cách giảm đau ngực

Lời khuyên tốt nhất là bạn nên chọn những chiếc áo ngực có chức năng nâng đỡ nhưng vẫn tạo sự thoải mái.

Nên tránh những chiếc áo bó khít, gây chà xát vào bầu ngực của bạn. Cũng nên chọn loại áo ngực hơi rộng một chút để bầu ngực có chỗ trống mà phát triển.

Loại áo ngực bằng cotton thường thoải mái và dễ thở hơn loại bằng sợi tổng hợp; đồng thời, bạn nên chọn loại áo ngực dành riêng cho thai phụ.
 
 
Bạn nên tránh những áo ngực bó khít gây đau.
 

Buổi tối, khi đi ngủ, bạn có thể chọn sử dụng những chiếc áo ngực ban đêm hoặc không cần mặc áo ngực.

Ngoài ra, bạn nên dùng áo ngực có khả năng nâng đỡ vừa vặn khi luyện tập, vì lúc này, bầu ngực có cảm giác nặng nề hơn. Loại áo ngực được thiết kế đặc biệt khi luyện tập sẽ giúp bạn giảm thiếu những khó chịu do đau ngực.

Theo M&B/Pregnancyandbaby
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tê ngón tay khi mang thai
Món ăn, bài thuốc dưỡng thai, an thai
4 chất bổ não thai nhi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email