Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Vai trò của vitamin trong thời kỳ mang thai
Ngày cập nhật:  19/06/2010 16:07:38
Ăn uống của người mẹ trong thời kỳ mang thai là một yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra. Trong cơ thể, vitamin cần thiết cho các chức phận chuyển hoá bình thường của cơ thể trong đó nó tham gia xây dựng tế bào và tổ chức trong cơ thể.Ở đây chúng tôi xin đưa ra một số thông tin nói về những loại Vitamin cần thiết cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai



1. Vitamin A:


Người mẹ thiếu Vitamin A sẽ làm giảm nồng độ vitamin A trong sữa mẹ.Thiếu Vitamin A trong thai kỳ dẫn đến sẩy thai,nhưng cũng không nên dùng vitamin A quá liều.
 vitamin A: có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác và tham gia làm gỉam nhiểm khuẩn trong cơ thể, thiếu vitamin A sẽ làm tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiếm khuẩn và tử vong, gây khô mắt, có thể dẫn đến mù loà vĩnh viễn nếu không được điều trị.
Đối với người phụ nữ có tình trạng dinh dưỡng tốt, không cần bổ sung về Vitamin A trong suốt thời kỳ mang thai. Trong 3 tháng đầu của thời kỳ có thai, thậm chí phải tránh dùng vitamin A liều cao vì nguy cơ dị dạng. Đối với người phụ nữ dinh dưỡng kém, chắc chắn vitamin A là chất dinh dưỡng cần được chú ý đặc biệt. Trong thời gian mang thai cũng như sau khi sinh người mẹ cần được dinh dưỡng tốt để đảm bảoviệc cung cấp đủ vitamin A cho nguồn sữa mẹ.
Sữa, gan, trứng…là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng hấp thu và dự trữ trong cơ thể để dùng dần. Nguồn gốc vitamin A từ thực vật có trong các loại rau có màu xanh đậm nhất là rau ngót, rau muống, rau dền, các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ, là những thức ăn có nhiều caroten còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A
2. Vitamin D

Thiếu vitamin D ở mẹ khá phổ biến trong cộng đồng nhất là ở các nước đang phát triển.Thiếu vitamin trong thai kỳ có liên quan đến một số vấn đề ở trẻ như giảm khả năng phát triển ,vấn đề xương, đái tháo đường type 1, suyễn và bệnh tâm thần phân liệt .Thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm của thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật lên gấp 5 lần. Ngoài ra, thiếu vitamin D trong thai kỳ còn gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ như còi xương và uốn ván sơ sinh,còi xương ở trẻ nhỏ.
- Vai trò của vitaminD: giúp cho cơ thể hấp thu các khoáng chất như canxi, photpho vào cơ thể (nếu cơ thể thiếu vitamin D, lượng canxi đưa vào cơ thể từ thức ăn hàng ngày chỉ được hấp thu có khoảng 20%) vì thế dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ hay trẻ đẻ ra bình thường nhưng thóp liền lâu.
- Phụ nữ có thai cũng nên được bổ sung vitamin D bằng cách nên có thời gian hoạt động ngoài trời vào buổi sáng càng nhiều càng tốt hoặc nên ăn những thức ăn có nhiều vitamin D.

3. Vitamin B1:

Vitamin B1 là yếu tố cần thiết để chuyển hoá glucide, các loại hạt cần dự trữ vitamin B1 cho quá trình nảy mầm nên ngũ cốc và các loại hạt họ đậu là những nguồn vitaminB1 tốt. Ăn gạo không giã trắng quá, không bị mối, mục, nhất là ăn nhiều đậu đỗ là cách bổ sung đủ chất vitamin B1 cho nhu cầu của cơ thể và chống được bệnh tê phù. Vitamin  B1 có nhiều trong hạt ngũ cốc, rau đậu, thịt nạc,gan, thận, lòng đỏ trứng...

4.Vitamin B2 :

- Vitamin B2 tham gia quá trình tạo máu nên thiếu vitamin B2 sẽ gây thiếu máu nhược sắc, nếu thiếu kèm theo việc thiếu hụt cả acide folic, sẽ gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, và nếu thiếu thêm cả chất đạm,cơ thể sẽ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu lớn do dinh dưỡng.
- Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau đậu, bia. Cáchạt ngũ cốc toàn phần là nguồn B2 tốt nhưng giảm đi nhiều trong quá trình xay xát.

5. Vitamin C:

- Vai trò lớn trong việc làm tăng sức đề kháng của cơ thể và hỗ trợ hấp thụ sắt từ bữa ăn, góp phần chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong các quả chín, rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt đi nhiều trong quá trình nấu nướng.Vitamin C cần thiết hàng ngày cho phụ nữ có thai là 80mg. Vitamin C có nhiều trong các loại rau như:rau ngót,mồng tơi, rau muống, cần tây, rau đay...hay ở các loại quả như: ổi,cam,chanh,dâu tây, quýt, nhãn,đu đủ chín, khế...
Vì vậy trong thời kỳ mang thai, để giúp cho sự phát triển của thai cũng như sức khoẻ của mẹ đựơc tốt, thì việc bổ sung các chất dinh dưỡng tốt nhất là từ các nguồn thực phẩm thông thường vì đó là cách bổ sung tốt nhất, sinh lý nhất. Bạn nên ăn càng đa dạng các loại thực phẩm .thì càng cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng ,đặc biệt các vitamin như đã được nói ở trên.


              
    

 

(Theo thuốc & biệt dược)
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Phòng tránh bệnh mùa hè cho thai phụ
Bà bầu làm việc: Nên và Không nên
9 cách đoán biết bà bầu sẽ sinh đôi
Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì?
Khắc phục chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai
Chăm sóc sức khỏe bà bầu khi đông về
Tê ngón tay khi mang thai
Món ăn, bài thuốc dưỡng thai, an thai
Đau ngực khi mang thai
4 chất bổ não thai nhi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email