Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Tìm hiểu về suy dinh dưỡng bào thai
Ngày cập nhật:  09/09/2010 10:50:51
Khi mang thai có không ít người mẹ do bị chứng ốm nghén hoặc các nguyên nhân khác nên không cung cấp đầy đủ chất bổ dưỡng giúp thai nhi phát triển , vì vậy trẻ đã bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ .Trẻ bị suy dinh dưỡng(SDD) bào thai sẽ kém phát triển về trí tuệ và thể lực so với trẻ bình thường.

Theo TS Lê Thị Hương, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo, Viện dinh dưỡng, những trẻ sinh đủ tháng mà có cân nặng sơ sinh dưới 2.500gr thì được coi là bị suy dinh dưỡng (SDD) bào thai.
 

Siêu âm là phương pháp tốt nhất để chuẩn đoán suy dinh dưỡng bào thai.
(Ảnh minh họa)



Khi bị SDD, thai sẽ chậm phát triển toàn diện, khối lượng tế bào giảm, kích thước tế bào nhỏ lại, dinh dưỡng tế bào kém đi. Điều đáng lo ngại là khi thai chậm phát triển dẫn tới nguy cơ bị thiếu oxy mạn tính. Quá trình thiếu dinh dưỡng và thiếu oxy sẽ gây biến chứng suy thai làm tổn thương đến sự phát triển và hoàn thiện các cơ quan của bào thai, đứa trẻ sinh ra không phát triển bình thường.

TS Hương cảnh báo, các trẻ bị SDD bào thai, chức năng của các cơ quan trong cơ thể trẻ như cơ, xương, não… đều bị ảnh hưởng, làm cho trẻ phát triển chậm hơn so với các trẻ khác cả về thể lực, sức đề kháng, tâm thế lực…
Phát hiện sớm qua khám thai định kỳ

Theo bác sĩ (BS) Cường, để phát hiện các trường hợp SDD bào thai rất đơn giản qua việc khám thai thông thường, định kỳ. Dựa vào các biện pháp thăm khám lâm sàng như đo chiều cao tử cung vòng bụng, xem kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai hay không là có thể chẩn đoán được.

Ngoài ra, TS Hương cho biết thai phụ có thể phát hiện có bị SDD hay không dựa vào mức độ tăng cân trong quá trình mang thai. Thông thường trong thời kỳ mang thai, thai phụ tăng từ 10 - 12kg. Trường hợp thai phụ tăng cân ít thì đó cũng là một yếu tố gợi ý nên đi khám.

Nếu phát hiện SDD bào thai, việc đầu tiên cần làm là ngừng lao động, nghỉ ngơi tuyệt đối, tăng cường dinh dưỡng và một số vi chất để cung cấp cho thai nhi. Các BS cho biết, nếu được phát hiện và điều trị tốt SDD bào thai, trẻ sinh ra có thể phát triển bình thường. Đối với các bé có cân nặng sơ sinh dưới 2.500gr, điều quan trọng nhất là phải được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng, nếu bé vẫn chưa bắt kịp được tốc độ phát triển thì tiếp tục cho bú sữa mẹ và cho ăn bổ sung.
Để tránh SDD bào thai, thai phụ cần có chế độ làm việc hợp lý, tránh lao động vất vả khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu và ba tháng cuối chỉ nên làm việc nhẹ, giữ tinh thần thoải mái…. Về chế độ dinh dưỡng, do nhu cầu năng lượng khi mang thai sẽ tăng cao hơn trước đó khoảng 350 kcal/ngày nên thai phụ không nên kiêng khem, cần bổ sung đa dạng nhóm thức ăn, đặc biệt là prôtit, các chất khoáng như canxi sắt, vitamnin A…

 

đất việt
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
9 cách tránh tăng cân quá nhanh khi mang bầu
Để bà bầu ngủ ngon trong thai kì
Ngăn ngừa nấm âm đạo khi mang bầu
Đau đẻ: làm sao để vượt qua dễ dàng
Triệu chứng hay quên ở phụ nữ mang thai
"Xua đuổi" những triệu chứng khó chịu khi mang thai
6 lưu ý khi người phụ nữ mang thai
Những điều cần biết về giáo dưỡng thai nhi
Phòng tránh bệnh mùa hè cho thai phụ
Bà bầu làm việc: Nên và Không nên
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email