Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
5 điều chị em nên biết về rụng trứng để xác định thời điểm thụ thai tốt nhất
Ngày cập nhật:  07/03/2024 08:47:00
Ngày rụng trứng ở phụ nữ báo hiệu khả năng thụ thai cao nhất. Tìm hiểu thời gian rụng trứng kéo dài bao lâu để tăng khả năng mang thai thành công.

 

Nếu bạn đang cố gắng có thai hoặc tránh không có thai, điều quan trọng là phải biết thời gian rụng trứng. Quan hệ tình dục ngay trước và trong thời điểm rụng trứng sẽ mang lại cho bạn cơ hội thụ thai tốt nhất. Dưới đây là những điều bạn cần biết về thời gian rụng trứng kéo dài bao lâu để cặp đôi lập kế hoạch mang thai một cách hiệu quả.
 

1. Rụng trứng là gì?

Rụng trứng là một giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Nó xảy ra sau khi hormone tạo hoàng thể (LH) tăng cao, khiến trứng trưởng thành phóng ra khỏi buồng trứng và di chuyển xuống ống dẫn trứng. Trứng tồn tại trong 12-24 giờ, sau đó phân hủy vào niêm mạc tử cung và cuối cùng rụng đi theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu tinh trùng thụ tinh với trứng trước khi nó tan rã sẽ hình thành hợp tử, bám vào niêm mạc tử cung và bắt đầu thai kỳ.
 

2. Khi nào rụng trứng xảy ra?

 

 

 

5 điều chị em nên biết về rụng trứng để xác định thời điểm thụ thai tốt nhất- Ảnh 1.

 

 

Biết thời gian rụng trứng kéo dài bao lâu sẽ giúp hiểu được thời điểm nó thực sự xảy ra.

 


Thông thường, quá trình rụng trứng rơi vào khoảng 14 ngày trước kỳ kinh nguyệt. TS. Sharifa Menon, bác sĩ sản phụ khoa tại Trung tâm Y tế Westchester, cơ quan hàng đầu của Mạng lưới Y tế Trung tâm Y tế Westchester (Hoa Kỳ) cho biết: Một người có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày sẽ có khả năng rụng trứng vào ngày 14. Tương tự, nếu chu kỳ kéo dài 30 ngày, sự rụng trứng có thể sẽ xảy ra vào ngày 16. Tuy nhiên, mỗi người lại rụng trứng một cách khác nhau, vì vậy những hướng dẫn này sẽ không hoàn toàn chính xác với tất cả mọi người.
 

3. Rụng trứng kéo dài bao lâu?

Sự rụng trứng xảy ra một lần trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Trứng sau khi rụng (được phóng ra khỏi buồng trứng) sẽ tồn tại trong ống dẫn trứng từ 12 - 24 giờ. Trứng sẽ có khả năng được thụ tinh trong thời gian này.
 

Tuy nhiên, tinh trùng có thể tồn tại nhiều ngày trong đường sinh sản. Môi trường tinh trùng sống lâu nhất đó là trong môi trường âm đạo và tử cung phụ nữ. Nếu môi trường này có độ kiềm chuẩn, tinh trùng có thể sống được tối đa từ 5-6 ngày. Điều đó có nghĩa là, mặc dù quá trình rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong mỗi chu kỳ, nhưng "thời kỳ dễ thụ thai" của bạn (khi bạn có nhiều khả năng thụ thai nhất) kéo dài tới 6 ngày.

4. Cửa sổ thụ thai - cơ hội mang thai tốt nhất

Điều quan trọng cần lưu ý là lúc rụng trứng không phải là thời điểm duy nhất có thể mang thai. TS. Staci Pollack, bác sĩ sản phụ khoa thuộc Khoa Nội tiết Sinh sản & Vô sinh của Hệ thống Y tế Montefiore (Hoa Kỳ) cho biết: Tinh trùng có thể sống ít nhất 5 ngày trong đường sinh sản của phụ nữ. Do đó cặp đôi dễ mang thai nếu giao hợp trong khoảng thời gian từ 5 ngày trước khi rụng trứng đến 24 giờ sau khi rụng trứng.
 

Nếu bạn đang cố gắng thụ thai, TS. Pollack khuyên bạn nên quan hệ tình dục thường xuyên trong thời kỳ dễ thụ thai kéo dài 6 ngày, khi tinh trùng và trứng có khả năng gặp nhau cao nhất. Vì vậy, bạn có thể thụ thai bằng cách quan hệ tình dục trong vòng 5 ngày trước khi rụng trứng và tối đa 24 giờ sau đó.
 

Ví dụ: nếu một người có chu kỳ kéo dài 28 ngày rụng trứng vào ngày 14 thì thời điểm dễ thụ thai của họ sẽ là ngày 9-14. Một người có chu kỳ 30 ngày có thể sẽ rụng trứng vào khoảng ngày 16 và thời gian thụ thai của họ sẽ kéo dài từ ngày 11 đến ngày 16.

 

 

 

5 điều chị em nên biết về rụng trứng để xác định thời điểm thụ thai tốt nhất- Ảnh 2.

 

 

Khả năng mang thai đặc biệt cao vào ngày rụng trứng và 3 ngày trước đó.

 


Theo cập nhật mới nhất của Hiệp hội Y học sinh sản Hoa Kỳ, cửa sổ thụ thai là khoảng thời gian 6 ngày, bắt đầu từ thời điểm 5 ngày trước khi rụng trứng cho đến 1 ngày sau khi rụng trứng. Ngày rụng trứng thường được ký hiệu là “ngày 0”. Cửa sổ thụ thai từ “ngày -5” đến hết “ngày 0”. Trong 6 ngày này, 3 ngày có khả năng có thai cao nhất khi quan hệ vợ chồng là từ “ngày -3” đến “ngày 0”. Tức là khả năng có thai cao nhất khi hai vợ chồng quan hệ trước khi rụng trứng 1-2 ngày.
 

5. Bạn có thể rụng trứng nhiều hơn một lần trong mỗi chu kỳ?

Một người chỉ rụng trứng một lần trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng hiếm khi một người có thể rụng nhiều hơn một quả trứng trong quá trình rụng trứng. Theo TS. Menon cho biết, trong trường hợp có 2 quả trứng được thụ tinh, điều này sẽ dẫn đến hiện tượng sinh đôi khác trứng.
 

Cũng có khả năng một người không rụng trứng - thường là do các bệnh lý tiềm ẩn như hội chứng buồng trứng đa nang. Bạn không thể thụ thai nếu không rụng trứng, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ nếu vợ chồng bạn không thể mang thai sau 1 năm cố gắng (hoặc sau 6 tháng cố gắng nếu bạn trên 35 tuổi).

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Giảm khó chịu bị đau ngực trước ngày 'đèn đỏ'
Thời điểm nào thích hợp nhất để có thai lại sau sảy thai tự nhiên?
10 dấu hiệu rụng trứng tăng cơ hội mang thai
Giải đáp thắc mắc về máu báo thai mà có thể bạn chưa biết?
5 Biểu hiện trứng không được thụ tinh, chị em nên nắm bắt thời gian để chủ động mang thai
5 câu hỏi bạn cần cân nhắc khi lựa chọn biện pháp tránh thai
Nguyên nhân gây rối loạn tình dục ở nữ giới
Hỏi- đáp: Tiểu buốt sau quan hệ là bệnh lý gì, làm sao để cải thiện?
Bệnh lây truyền qua đường tình dục Chlamydia có thể gây ra những vấn đề gì?
Các chị em quan tâm: Ra máu báo thai thử que được chưa?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
Xem tất cả
Liên kết email