Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Các chị em quan tâm: Ra máu báo thai thử que được chưa?
Ngày cập nhật:  17/02/2023 08:20:52
Các chị em thắc mắc ra máu báo thai thử que được chưa? Nếu chị em muốn xác định xem que thử thai có hiệu nghiệm vào lúc này hay không thì hãy tìm hiểu ngay bài viết này nhé!

 

Khi đang quan tâm tới việc có thai hay chưa các chị em sẽ xem máu báo thai lẫn dùng que thử thai. Song phương pháp dùng que thử thai sẽ cho kết quả chính xác hơn, còn máu báo thai là một dấu hiệu mà chị em dễ bị nhầm với kinh nguyệt hoặc xuất huyết âm đạo do quan hệ quá mạnh bạo.
 

mau bao thai


Máu báo có thai như thế nào? 

Máu báo có thai đây là loại máu do lớp niêm mạc bị bong ra trong quá trình phôi thai làm tổ ở tử cung. Dấu hiệu máu báo thai là thường có màu đỏ nhạt, đỏ nâu, ít, không có dịch nhầy và mùi.
 

Dân gian thường dựa vào máu thai để xác nhận việc thụ thai đã diễn ra thành công. Tuy nhiên, máu báo có thai lại dễ bị nhầm với các tình trạng khác. Chẳng hạn như khi bạn bị rối loạn kinh nguyệt, hành kinh tiết ra ít hơn bình thường hoặc khi bạn bị xuất huyết âm đạo, bệnh phụ khoa thì bạn dễ nhầm với máu báo có thai.
 

Vậy que thử thai là gì? 

Khi nhau thai bắt đầu hình thành, cơ thể phụ nữ sẽ tiết ra một loại hormone human chorionic gonadotropin, viết tắt là HCG. Việc đo lượng hormone này sẽ giúp phát hiện ra người phụ nữ có mang thai hay không và que thử thai chính là dụng cụ để đo hormone HCG của phụ nữ.
 

Ra máu báo thử que được chưa?

Nếu bạn việc thử thai quá sớm (7-10 ngày sau khi quan hệ không an toàn) có thể sẽ không thu được kết quả chính xác. Bác sĩ phụ khoa khuyên phụ nữ nên dùng que thử thai khi bị chậm kinh ít nhất 4-7 ngày, đặc biệt là khi bạn nhận thấy có các dấu hiệu có thai sớm, chẳng hạn như máu báo thai.
 

Cách dùng que thử thai như thế nào?

Que thử thai sẽ cho kết quả đúng nếu bạn thực hiện theo các bước sau đây:
 

Buổi sáng khi vừa ngủ dậy, chưa ăn uống gì, bạn đi tiểu rồi hứng nước tiểu vào cốc thử thai sao cho nước tiểu cách miệng cốc chừng vài mm.
 

mau bao thai


Dùng que thử thai cắm vào cốc nước tiểu. Bạn chú ý không để nước tiểu ngập quá mũi tên.
 

Bạn chờ sau 5 phút thì mang que ra để xem vạch.
 

Nếu que thử thai có 2 vạch hồng thì bạn đã có thai. Nếu que thử thai chỉ có 1 vạch hồng là bạn chưa có thai. Nếu que thử thai có 1 vạch hồng mờ thì chưa xác định được bạn có thai hay không. Trường hợp này, bạn nên đợi thêm vài hôm nữa rồi thử lại.
 

Phát hiện ra việc có thai rất quan trọng, giúp chị em có kế hoạch bảo vệ, bồi bổ thai kỳ kịp thời, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc. Ra máu báo thai thử que được chưa là một thắc mắc phổ biến.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Khí hư bất thường cảnh báo bệnh gì ở chị em?
Nhận biết dấu hiệu cơn bốc hỏa ở phụ nữ tuổi mãn kinh để chủ động đối phó
8 nguyên nhân không ngờ khiến bạn chậm kinh
Em bé vừa chào đời đã mắc giang mai, bác sĩ chỉ rõ con đường lây bệnh
Huyết trắng: Ra nhiều có phải bạn đang có thai hay không?
Quan hệ bao lâu thì biết có thai? Câu hỏi được nhiều cặp đôi thắc mắc
5 dấu hiệu rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt nói lên điều gì về sức khỏe của phụ nữ?
5 cách đơn giản đẩy lùi tình trạng đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt
Nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng trước kỳ kinh nguyệt và cách xử trí
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email