Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Sinh con bằng giác hút có ảnh hưởng gì đến trẻ hay không?
Ngày cập nhật:  07/03/2022 08:40:57
Nếu quá trình sinh thường gặp khó khăn, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp hỗ trợ sinh như sử dụng giác hút. Liệu sử dụng phương pháp này có ảnh hưởng đến em bé?

Cũng như các thủ thuật y tế khác, phương pháp giác hút trong quá trình sinh con cũng ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của em bé.

1. Khi nào phải sử dụng phương pháp sinh con bằng giác hút?

Phương pháp sinh giác hút hay còn có tên gọi khác là sinh vacuum, bằng cách đặt một lực kéo lên đầu thai nhi qua trung gian một cái chén kim loại hay chén bằng silastic bám chặt lên đầu thai nhi dưới áp lực chân không. Sau đó, dùng lực chân không bằng máy hút hay máy bơm, dùng tay kéo nhẹ nhàng theo cơn gò của tử cung kết hợp với sức rặn của sản phụ để kéo em bé ra.

giac hut


Trong điều kiện đầu thai nhi khi đã lọt thấp, xác định đầu lọt +2 đến +3, có thể thấy tóc em bé bằng mắt lúc đưa tay vào khám âm đạo. Thời điểm kéo thai nhi khi đầu đã sổ ra ngoài hoàn toàn, chúng ta khóa máy hút, phần nắp đặt trên đầu thai nhi tự động bong ra và tiếp tụ cuộc đỡ sinh vai, sinh thân và chi dưới ra một cách dễ dàng.

2. Những rủi ro gặp phải khi sinh bằng phương pháp giác hút

Sinh con bằng giác hút là phương pháp giúp sinh thường được áp dụng cho những ca sinh khó, tuy nhiên thủ thuật này có thể gây ra một số rủi ro cho sản phụ và thai nhi.

Rủi ro với sản phụ

  • Đau ở đáy chậu- mô giữa âm đạo và hậu môn của bạn- sau khi sinh.
  • Rách đường sinh dục dưới.
  • Khó tiểu trong thời gian ngắn hoặc làm trống bàng quang.
  • Tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.


giac hut


Rủi ro đối với trẻ sơ sinh 

Tổn thương da đầu: Đây là tổn thương phổ biến, thường gặp khi đỡ đẻ bằng giác hút. Thậm chí khi sinh bằng phương pháp sinh thường, bạn cũng có thể thấy vết sưng nhỏ trên da đầu bé. Bởi vì, trong quá trình sinh nở, cổ tử cung và đường dẫn sinh gây áp lực lớn lên phần đầu của em bé, đây cũng là bộ phận đầu tiên đi qua đường dẫn sinh. Vết sưng có thể nằm ở một bên đầu em bé nếu trong khi sinh đầu nghiêng sang 1 bên.

Trẻ sơ sinh vàng da: Vàng da có nhiều khả năng phát triển ở trẻ sơ sinh khi được sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh có giác hút. Nó xảy ra khi em bé có nồng độ bilirubin cao trong máu. Bilirubin là một sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phá vỡ các tế bào hồng cầu. Khi giác hút được sử dụng, một vết bầm rất lớn có thể hình thành trên da đầu hoặc đầu của bé. Bầm tím xảy ra khi có tổn thương của mạch máu, khiến máu rỉ ra và tạo thành một vết đen hoặc xanh.Cơ thể cuối cùng sẽ hấp thụ máu từ vết bầm tím. Máu này bị phá vỡ và tạo ra nhiều bilirubin, bilirubin thường được gan loại bỏ khỏi cơ thể.

giac hut


Xuất huyết võng mạc
: đây là tình trạng chảy máu ở phía sau mắt, tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và biến mất nhanh chóng mà không gây biến chứng. Nguyên nhân chính xác của chảy máu võng mạc chưa được xác định. Tuy nhiên, nó có thể là kết quả của áp lực đặt lên đầu bé của bạn khi bé đi qua đường dẫn sinh.

Sinh con bằng giác hút là phương pháp phổ biến được áp dụng để giúp sức cho sản phụ trong quá trình sinh con qua ngả âm đạo. Tuy nhiên, cũng như các thủ thuật y tế khác, sinh con bằng giác hút có thể gây ra một số rủi ro nhất định cho cả mẹ và bé. Vì vậy, các nguyên tắc thực hiện thủ thuật phải đúng chỉ định, đủ điều kiện mới được thực hiện để nhằm tránh những tai biến do thủ thuật gây ra cho mẹ và thai nhi.


Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Thiếu máu, thiếu sắt ở bà bầu và hệ lụy
Nguyên nhân thai lưu thường gặp mẹ cần biết để ngăn ngừa rủi ro
Giải đáp thắc mắc tại sao siêu âm không thấy thai
Rối loạn chức năng sàn chậu ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Ngừa nhiễm trùng trong thai kỳ để giảm rủi ro cho mẹ và thai nhi
Thai nhi 3 tuần tuổi: Kích thước như thế nào, phát triển ra sao?
Tăng thân nhiệt khi mang thai: Nhiệt độ cơ thể khi mang thai là bao nhiêu?
8 lý do bạn không nên can thiệp chuyển dạ sớm
Giải đáp thắc mắc nên hay không nên kiêng tắm sau sinh
U xơ tử cung có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị hiện nay
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email