Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Giải đáp thắc mắc tại sao siêu âm không thấy thai
Ngày cập nhật:  10/02/2022 16:08:39
Bạn nhận thấy rất nhiều dấu hiệu mang thai nhưng khi siêu âm thì bác sĩ lại kết luận siêu âm không thấy thai.

 

Tìm hiểu về siêu âm thai

sieu am khong thay thai

Siêu âm thai là một dạng kiểm tra chẩn đoán y khoa không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của bào thai, nhau thai, tử cung và các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu.

Có hai hình thức khám siêu âm thai chính:

  • Siêu âm qua ngả âm đạo: Hình thức siêu âm này được sử dụng thường xuyên trong thời kỳ đầu mang thai hoặc khi siêu âm qua ổ bụng không cung cấp đủ thông tin.
  • Siêu âm qua ổ bụng: được thực hiện bằng cách di chuyển một đầu dò siêu âm trên thành bụng.

Khi nào có thể nhìn thấy túi thai qua siêu âm?


sieu am khong thay thai

Túi thai là một trong những dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ mang thai. Khi được xác định bằng hình thức siêu âm, đường kính của túi khoảng 2 đến 3mm, giống như một vành trắng xung quanh trung tâm tử cung. Túi thai thường được xác định trong khoảng thời gian từ tuần thứ 3 đến thứ 5 của thai kỳ hoặc khi nồng độ hCG (hormone tạo thành từ chính nhau thai trong suốt thai kỳ) đạt từ 1500 đến 2000.

Bước tiếp theo khi siêu âm thường là sự xuất hiện của túi noãn hoàng bên trong túi thai. Túi noãn hoàng có chức năng nuôi dưỡng phôi thai phát triển và thường có thể nhìn thấy khi tuổi thai 5,5 đến 6 tuần bằng phương pháp siêu âm qua ngả âm đạo.

Nguyên nhân siêu âm không thấy thai thường gặp

Tình trạng siêu âm trong khoảng thời gian thai được 5 tuần tuổi và không thấy túi thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Sau đây là 3 nguyên nhân phổ biến để giải thích cho tình trạng này:

1. Thời điểm không chính xác

Tinh sai thời điểm thụ thai là một trong nhiều nguyên nhân phổ biến nhất. Do các nguyên nhân như kinh nguyệt không đều hoặc ước tính sai thời điểm rụng trứng mà nhiều bạn có thể đi siêu âm sớm. Tuy nhiên, khi ấy thai có thể chưa phát triển đủ để có thể nhìn thấy được.

Ngoài ra, có thể do túi thai quá nhỏ và thiết bị siêu âm không đủ tốt để có thể nhìn thấy, dù thai vẫn đang phát triển bình thường.

2. Mang thai ngoài tử cung


sieu am khong thay thai


Thai nhi có thể phát triển bên ngoài tử cung và khi siêu âm thai sẽ không thể nhìn thấy túi thai. Khi
mang thai ngoài tử cung, trứng đã thụ tinh sẽ làm tổ ở một vài vị trí bên ngoài tử cung như:

  • Trong ống dẫn trứng (đa số các trường hợp)
  • Trên cổ tử cung
  • Buồng trứng (hiếm gặp)
  • Bên trong bụng (rất hiếm)

Mang thai ngoài tử cung thì thai không thể phát triển thành em bé và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của sản phụ nếu tiếp tục mang thai.

3. Sẩy thai

Nếu như trước khi siêu âm sớm, mẹ bầu đã có các triệu chứng như ra máu, đau bụng, chuột rút hoặc các dấu hiệu mang thai sớm đột ngột biến mất, thì việc siêu âm không thấy thai có thể do sẩy thai rất sớm hoặc mô thai đã rời khỏi tử cung.

Có nhiều nguyên nhân siêu âm không thấy thai và việc chờ đợi những lần kiểm tra tiếp theo có thể sẽ rất căng thẳng, nhưng hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan và làm theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Rối loạn chức năng sàn chậu ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Ngừa nhiễm trùng trong thai kỳ để giảm rủi ro cho mẹ và thai nhi
Thai nhi 3 tuần tuổi: Kích thước như thế nào, phát triển ra sao?
Tăng thân nhiệt khi mang thai: Nhiệt độ cơ thể khi mang thai là bao nhiêu?
8 lý do bạn không nên can thiệp chuyển dạ sớm
Giải đáp thắc mắc nên hay không nên kiêng tắm sau sinh
U xơ tử cung có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị hiện nay
Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Bệnh viêm loét đại tràng ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?
Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  02/06/2023- Băng huyết sau sinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
  29/05/2023- Mẹ bị nhiễm virus HPV có nên cho con bú không?
  29/05/2023- Sữa non cho bé và tác dụng tuyệt vời mà các mẹ cần biết
  25/05/2023- Những điều mẹ bầu cần biết nếu thai nhi nhỏ và nhẹ cân?
  22/05/2023- 4 bệnh phụ khoa hay gặp sau sinh và cách giữ an toàn cho 'cô bé'
  22/05/2023- Khủng hoảng tâm lý khi mang thai – những điều tuyệt đối không nên lơ là
  05/05/2023- Chúc mừng ngày Quốc tế Hộ sinh 5/5
  04/05/2023- Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam tổ chức lớp tập huấn “ Chăm sóc sau sinh và Phương pháp Massage theo chuẩn Nhật Bản”
  03/05/2023- U nang nhầy buồng trứng có nguy hiểm?
  03/05/2023- Tìm hiểu về bệnh pemphigus – bóng nước tự miễn ở phụ nữ mang thai
Xem tất cả
Liên kết email