Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Ngày cập nhật:  20/11/2021 10:35:10
Theo các nghiên cứu, ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư cho phụ nữ ở các nước đang phát triển. Vì vậy hiểu được bệnh nhằm nhận biết, phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phụ khoa hay gặp, chiếm khoảng 18% các trường hợp ung thư ở hệ cơ quan sinh dục nữ.

Theo nghiên cứu, ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Ở nước ta, theo ghi nhận năm 2018 có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Tuy nhiên, đa số người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn khi đó điều trị khó khăn do ung thư xâm lấn rộng hoặc di căn. Chính vì vậy, sàng lọc, phát hiện sớm ung thư việc điều trị đem lại hiệu quả cao.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính bệnh xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường, nhân lên vô kiểm soát, xâm lấn cũng như di căn tới nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể.

Thường nữ giới mắc ung thư cổ tử cung ở độ tuổi sinh hoạt tình dục từ 30-45 tuổi, người dưới 20 tuổi hiếm khi mắc bệnh, ít gặp trường hợp mắc ung thư cổ tử cung trên 65 tuổi, trường hợp này nếu mắc ung thư cổ tử cung do tầm soát không tốt hoặc không tầm soát ở độ tuổi trước đó.
 

Virus HPV nguy cơ cao - nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Virus HPV là nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Virus HPV nhiễm vào trong tế bào cổ tử cung và gây ra những biến đổi bất thường của tế bào.

Một số chủng được gọi là HPV có khả năng gây ung thư cổ tử cung cũng như ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và hầu họng.

Nhiễm HPV rất thường gặp, nhất là loại virus HPV lây từ người sang người thông qua hoạt động tình dục. Bất kỳ phụ nữ sau khi có hoạt động tình dục đều có nguy cơ nhiễm virus này và thường không có triệu chứng. Nếu nhiễm trong thời gian ngắn chỉ gây nên những thay đổi nhẹ trên tế bào, chúng sẽ hồi phục lại bình thường sau khi hết nhiễm. Nhưng tình trạng nhiễm HPV không tự khỏi, tình trạng nhiễm kéo dài, tế bào sẽ biến đổi nặng hơn, tăng nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung, bao gồm:

    Người quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục không an toàn.
    Người sinh đẻ nhiều lần (có trên 5 đứa con). Sinh con khi còn quá trẻ (< 17 tuổi).
    Vệ sinh sinh dục không đúng cách.
    Viêm cổ tử cung mạn tính.
    Suy giảm miễn dịch: trên cơ thể suy giảm miễn dịch, nguy cơ nhiễm HPV nguy cơ cao tăng lên, dẫn tới tăng khả năng bị ung thư cổ tử cung.

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung
 


Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung

- Phiến đồ Papanicolaou ( Pap test): Đây là xét nghiệm sàng lọc chuẩn để phát hiện ung thư cổ tử cung có độ đặc hiệu của Test đạt trên 90%.

- ThinPrep là Test để phát hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung, cho kết quả và độ chính xác cao. Pap Test được khuyến cáo làm 1 – 3 năm/ lần.

- Khám cổ tử cung: Khám cổ tử cung kết hợp với nghiệm pháp chấm acide acetic(VIA), hoặc dung dịch lugol. Cổ tử cung được chấm bằng acide acetic sau đó quan sát bằng mắt thường để tìm các tổn thương ở cổ tử cung.

- Soi cổ tử cung: Trường hợp cần được chỉ định soi cổ tử cung là có loạn sản hoặc ung thư biểu mô theo kết quả của phiến đồ Pap Test. Trường hợp không phát hiện được tổn thương thì cần làm sinh thiết khoét chóp để chẩn đoán cho những phụ nữ có kết quả phiến đồ Pap là ung thư biểu mô.

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Khi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung và nên thực hiện xét nghiệm nào?

Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ khuyến cáo thời gian khám, lựa chọn xét nghiệm. Ví dụ phụ thuộc vào các bệnh lý kèm theo, các yếu tố nguy cơ mà các bác sĩ sẽ khuyến cáo cụ thể.

Thông thường phụ nữ trong độ tuổi 21-29 tuổi nên thực hiện Pap test mỗi 3 năm nhưng không cần xét nghiệm HPV ở độ tuổi này.
Phụ nữ trong độ tuổi từ 30-65 tuổi thì được khuyến cáo nên thực hiện đồng thời cả 2 xét nghiệm HPV và Pap test (còn gọi là co-testing) mỗi 5 năm (lựa chọn ưu tiên).

Dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu cảnh bảo căn bệnh này: Ra máu âm đạo bất thường. Ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục. Ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu. Đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu. Đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng. Kinh nguyệt kéo dài, không đều. Mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân.

Tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng

Bình thường, khi tế bào cổ tử cung có thể biến đổi bất thường khoảng từ 3 đến 7 năm tiến triển thành ung thư. Do đó, xét nghiệm tầm soát có thể phát hiện sớm sự biến đổi này trước khi trở thành ung thư.

Những phụ nữ có tế bào cổ tử cung biến đổi nhẹ có thể được theo dõi định kỳ để phát hiện đánh giá các nguy cơ nhằm xử trí sớm nếu xảy ra ung thư. Trường hợp có các biểu hiện rõ sẽ được điều trị sớm.

Vậy có thể nói lợi ích của khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung vô cùng quan trọng trong việc điều trị hiệu quả căn bệnh này. Các nghiên cứu so sánh tần suốt mắc bệnh ở mỗi vùng trước và sau khi có khám sàng lọc, hoặc giữa các vùng với các mức khám sàng lọc khác nhau. Tất cả các kết quả đều cho thấy, tần suốt ung thư cổ tử cung xâm lấn( mức độ nặng trong ung thư cổ tử cung) và tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung giảm xuống sau khi có chương trình khám sàng lọc và tầm soát ung thư.
Phát hiện sớm và điều trị các tổn thương tiền xâm lấn ngoài việc đảm bảo chữa khỏi ung thư mà người bệnh vẫn có thể bảo tồn được khả năng sinh sản.

 

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bệnh viêm loét đại tràng ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ?
Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
Bệnh thủy đậu khi mang thai, nguy hiểm thế nào?
Nguy cơ sinh non ở những phụ nữ mang thai bị nhiễm COVID-19 nặng
Phù chân khi mang thai có phải là một dấu hiệu bất thường không?
Bà bầu huyết áp thấp cần lưu ý những gì để không ảnh hưởng đến thai nhi?
Chứng đầu bẹp ở trẻ sơ sinh - Lời khuyên cho cha mẹ
Ốm nghén song thai có khiến bà bầu mệt mỏi gấp đôi hay không?
3 thời điểm siêu âm quan trọng thai phụ cần nhớ
Rách âm đạo trong khi sinh: Những điều mẹ cần biết để chăm sóc sức khỏe sau sinh
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
Xem tất cả
Liên kết email