Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Bé 3 tuổi bị viêm amidan có nguy hiểm không? Nên xử lý thế nào?
Ngày cập nhật:  27/11/2019 09:24:05
Bé 3 tuổi bị viêm amidan có nên đi cắt hay không? Đâu là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất? Cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết sau.

 

Bé 3 tuổi bị viêm amidan có cần đi cắt không?

Amidan là khối bạch huyết thuộc vòng Waldeyer của vùng họng, nằm ở giữa đường ăn và đường thở. Vì cấu trúc amidan có khá nhiều khe hốc nên rất dễ bị viêm. Viêm amidan ở trẻ rấ dễ phát hiện qua các dấu hiệu thường ngày. Bé sẽ thường kêu đau, rát họng, mệt mỏi, không muốn ăn uống… Viêm amidan cũng hay kèm theo những cơn sốt.

Với trẻ dưới 7 tuổi, hệ hô hấp và đề kháng còn yếu nên dễ mắc các bệnh đường hô hấp, amidan… Viêm amidan khiến bé sụt cân, không hiếu động vui vẻ như bình thường. Điều này khiến nhiều mẹ lo lắng và thắc mắc bé 3 tuổi bị viêm amidan có cần cắt không?

Theo các bác sĩ, trẻ dưới tuổi chỉ được chỉ định cắt khi amidan quá to. Bởi vì, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống và gây khó thở cho trẻ. Phương pháp mổ chỉ áp dụng với trẻ viêm amidan tái phát nhiều lần, có biến chứng viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản… Vậy nên, khi bé 3 tuổi bị viêm amidan, bạn nên đưa đến chuyên khoa tai – mũi – họng để được tư vấn chính xác.
 
Bé bị viêm amidan, bạn cần đưa đến bác sĩ để được tư vấn điều trị
 

Trong trường hợp bệnh không quá nguy hiểm, bác sĩ sẽ kê thuốc, hướng dẫn cách vệ sinh, chăm sóc tai mũi họng hợp lý. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng cũng cần khoa học để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị viêm amidan.

Lưu ý khi chăm sóc bé 3 tuổi bị viêm amidan

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm amidan ở trẻ nhỏ là do bị nhiễm khuẩn. Trẻ 3 tuổi khá hiếu động, nghịch ngợm nhưng vệ sinh chân, tay, miệng lại không được đảm bảo. Điều này tạo điều kiện để vi khuẩn  tấn công. Vậy nên, lưu ý quan trọng mẹ cần nhớ là luôn vệ sinh thân thể con sạch sẽ.
Đặc biệt, tay, chân, miệng là 3 cơ quan đặc biệt cần chú ý. Bởi hằng ngày, bé sẽ thường xuyên chơi đùa với đất, cát… Nếu mẹ không vệ sinh kỹ, vi khuẩn sẽ theo các đường này vào cơ thể. Trong trường hợp bé đang mắc amidan, sức đề kháng yếu, vi khuẩn, virus càng dễ xâm nhập. Điều này dẫn đến tình trạng viêm, đau càng trầm trọng và lâu khỏi hơn.
 
Mẹ nên hướng dẫn bé vệ sinh thân thể, tai – mũi – họng từ khi bé còn nhỏ
 


Ngoài chuyện tắm rửa hằng ngày cho con, mẹ cũng cần vệ sinh tốt tai, mũi họng. Hạn chế để con tiếp xúc môi trường khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá. Trong tiết trời chuyển lạnh, hãy giữ ấm cơ thể bé. Bởi khi trời chuyển lạnh, amidan phải hoạt động tối đa để bảo vệ họng khỏi tác nhân vi khuẩn. Song ở trẻ em, amidan chưa đủ sức khống chế tác nhân gây bệnh nên dễ mắc hơn.

Những thực phẩm bé 3 tuổi bị viêm amidan cần kiêng kị

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị, phòng chống viêm amidan. Một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng viêm amidan của bé trở nặng hơn. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng của bé, bạn nên hạn chế các loại thức ăn sau:

Chocolate, nho khô, đậu phộng: Những loại thực phẩm này chứa nhiều arginine. Loại chất này có thể thúc đẩy siêu vi phát triển, khiến bệnh dai dẳng hơn.

Đồ uống lạnh: Đây được xem là “kiêng kị” với bé bị viêm amidan. Thức uống lạnh dễ gây kích ứng, tổn thương amidan, ảnh hưởng quá điều trị. Kể cả khi bé chưa viêm amidan, mẹ cũng không nên cho bé dùng đồ lạnh nhiều, rất dễ viêm họng. Từ viêm họng nếu không chữa dứt điểm sẽ thành viêm amidan.
 
Đồ ăn lạnh dễ gây nên chứng đau họng, gián tiếp gây viêm amidan
 

Đồ ăn cay nóng: Thức ăn nhanh, đồ chiên rán, ngũ cốc khô… sẽ gây kích ứng họng của bé. Chính vì vậy mẹ không nên cho bé ăn nhiều.

Món ăn cứng: Thực phẩm cứng dễ cọ xát vào thành họng, amidan khiến trẻ đau đớn hơn. Thay vào đó, mẹ nên chuẩn bị những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt.

Tăng sức đề kháng cho trẻ qua đường ăn uống 

Để tăng sức đề kháng cho bé, hãy cho bé uống nhiều loại nước ép trái cây. Các loại nước ép này còngiúp làm dịu cảm giác khô miệng, rát họng rất hiệu quả. Các loại rau xanh, cà chua, táo cũng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị, phòng chống viêm amidan.

Hy vọng rằng, với những thông tin trên, mẹ đã biết cách xử lý khi bé 3 tuổi bị viêm amidan. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Ngay từ bây giờ, mẹ hãy rèn bé về việc vệ sinh thân thể và các thói quen ăn uống lành mạnh.
 
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Chữa đái dầm cho trẻ 4 tuổi trở lên ra sao? 4 Bí quyết bố mẹ nên áp dụng
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em: Bệnh viêm phổi ở trẻ có lây không? Cách chăm trẻ bị viêm phổi sao cho đúng
7 quan niệm sai lầm trong ăn uống sau sinh nhiều mẹ Việt vẫn răm rắp nghe theo
10 mẹo cực lợi hại khi cho con bú, chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên bỏ qua
Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Những vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ
Những điều cần biết về lao màng phổi
Sau đẻ thường, đây là những vấn đề mẹ nào cũng lo ngay ngáy
6 loại thực phẩm giúp mẹ dồi dào sữa nuôi con
Những sai lầm cần tránh về việc kiêng cữ sau sinh
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
  25/03/2024- Buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  15/02/2024- Phụ nữ mang thai mắc trĩ ảnh hưởng gì tới việc sinh con?
  15/02/2024- Thông tin hữu ích: Các giai đoạn phát triển của phôi thai
  06/02/2024- Thai bị não úng thủy: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
  08/01/2024- Polyp buồng tử cung gây ảnh hưởng khả năng sinh sản thế nào?
  08/01/2024- Đa thai là gì và những điều cơ bản mẹ cần biết để sinh con an toàn
  04/01/2024- IUGR là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về hội chứng IUGR
  25/12/2023- Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh
  10/12/2023- Tiếp tục phát huy tốt sứ mệnh người Nữ hộ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Xem tất cả
Liên kết email