Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Ngày cập nhật:  25/10/2019 09:03:15
Việc bổ sung các vitamin cho trẻ là điều mà phụ huynh phải luôn quan tâm để đảm bảo được sự phát triển toàn diện cho con yêu của mình. Trong đó cách cung cấp vitamin D3 sao cho đúng để xương của trẻ luôn chắc khỏe thì cha mẹ cần phải lưu ý những gì.
 

 

 

Vitamin D là 1 trong nhóm các vitamin tan trong dầu, mỡ và có 2 dạng chính: Là vitamin D2 và vitamin D3.

Vitamin D3 tham gia vào quá trình hình thành phát triển xương của trẻ, làm săn chắc xương. Nếu thiếu vitamin D3 có thể sẽ làm cho trẻ bị còi xương, chậm lớn, chân vòng kiềng do xương mềm và thiếu khoáng chất.

Công dụng của vitamin D

Trong số 5 loại vitamin D được tìm thấy, thì vitamin D2 và vitamin D3 là 2 loại đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

- Vitamin D3 giúp tăng cường protein tạo xương giúp khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể được tốt hơn.

- Vitamin D3 có tác dụng chuyển hóa những loại chất vô cơ, chủ yếu là canxi và phốt pho. Vitamin D3 đóng vai trò giúp “gắn kết” canxi vào hệ xương.

- Vitamin D3 giúp cơ thể tái hấp thụ canxi ở thận, đóng vai trò quan trọng trong quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng.
Khi nào cần bổ sung vitamin D3 cho trẻ?

Thường thì trẻ sau sinh 3 ngày là mẹ đã có thể bắt đầu bổ sung vitamin D3. Các mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu dưới đây để phát hiện ra tình trạng thiếu D3 ở trẻ:

- Ra mồ hôi trộm nhiều khi ngủ
Trẻ thường chỉ ra mồ hôi nếu không khí trong phòng hay thời tiết quá nóng. Còn nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều thì bạn cũng nên lưu ý đến khả năng trẻ bị thiếu vitamin D.

- Thóp rộng, bờ thóp mềm và chậm liền
Sọ của trẻ sơ sinh vừa sinh ra sẽ có những khoảng mềm gọi là phần thóp. Thóp này đóng vai trò giúp cho đầu của bé dễ dàng chui qua cửa mình của người mẹ. Xương sọ của trẻ sẽ liền và cứng dần lên sau 19 tuần. Tuy nhiên nếu trẻ bị thiếu vitamin D thì quá trình cứng hộp sọ sẽ bị chậm và gây nguy hiểm.

- Quấy khóc liên tục, co cứng toàn thân

- Xuất hiện những cơn ngưng thở trong khi khóc

- Trẻ hay vặn mình, nấc cụt, hay bị trớ sữa thường xuyên

- Rụng tóc vành khăn

- Chậm biết bò, biết lẫy

- Răng mọc chậm

- Đầu bẹt

- Hay bị giật mình trong lúc ngủ, thường xuyên ọ ọe
 
 
 
Cách bổ sung vitamin D3 cho trẻ

Cho trẻ phơi nắng sáng sớm

Ánh nắng là yếu tố làm thúc đẩy quá trình tạo vitamin D của cơ thể một cách tự nhiên. Cho trẻ tắm nắng sớm trước 9h đối với mùa đông và 8h sáng đối với mùa hè là tốt nhất để trẻ hấp thu mà không làm tổn hại đến làn da của trẻ.
Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ

Như chúng ta đã biết, dưới da của chúng ta có 7dehydrocholesterol (tiền vitamin D), dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, tiền vitamin D sẽ chuyển hóa thành vitamin D và phát huy vai trò của nó như đã đề cập ở phía trên.

Đúng là vitamin D có thể hình thành do tắm nắng, nhưng sự hấp thu vitamin D cũng rất khác nhau tùy từng người. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào mùa hè hay mùa đông, vĩ độ của quốc gia, màu sắc da và diện tích da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thời gian tiếp xúc, …

Do đó, với điều kiện ở Việt Nam, các mẹ cho bé phơi nắng tăng dần cả về thời gian, lẫn diện tích da tiếp xúc và đặc biệt lưu ý khi mùa hè để hạn chế các tác dụng phụ khác trên da của em bé.
 


Cụ thể:

– Thời điểm thích hợp cho trẻ tắm nắng
Sau khi sinh 7-10 ngày, mẹ đã có thể cho bé tắm nắng để bổ sung lượng vitamin D3 cần thiết. Thời điểm tốt nhất để tắm nắng cho bé là sáng sớm.

 

Lưu ý: Từ 10-16h, ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím mạnh, có thể ảnh hưởng đến làn da mỏng manh của trẻ, thậm chí có thể hình thành ung thư da.

 

– Thời lượng tắm nắng
Ban đầu, mẹ chỉ nên cho trẻ tắm nắng 10 phút ngày. Khi bé lớn hơn, bạn có thể tăng thời gian lên khoảng 20-30 phút/ ngày.
 

Lưu ý: Không nên cho bé tắm nắng ở nơi gió lớn cũng như không để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, mặt bé sơ sinh.
 
Bổ sung bằng thực phẩm

Bên cạnh những nguồn vitamin D tự nhiên là ánh sáng mặt trời thì những loại thực phẩm cũng là nguồn cung cấp vitamin D3 rất tốt cho cơ thể của trẻ. Các loại cá giàu chất béo, nấm, dầu gan cá, trứng, sữa… đều cung cấp một lượng vitamin D3 khá dồi dào, cha mẹ nên sử dụng những loại thực phẩm này để chế biến bữa ăn hàng ngày cho trẻ.

Bổ sung bằng chế phẩm

Có thể cung cấp cho trẻ các chế phẩm vitamin D dạng viên hay dạng nước với liều lượng và cách dùng phải theo sự chỉ định của bác sĩ, vì bổ sung thiếu hay thừa vitamin D cho trẻ cũng đều gây ra những tác hại nhất định.
 

 

Viện Dinh dưỡng Quốc gia
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ
Những điều cần biết về lao màng phổi
Sau đẻ thường, đây là những vấn đề mẹ nào cũng lo ngay ngáy
6 loại thực phẩm giúp mẹ dồi dào sữa nuôi con
Những sai lầm cần tránh về việc kiêng cữ sau sinh
Nguyên nhân và cách trị bệnh mất ngủ ở trẻ em
Phấn rôm cho trẻ: không thể không cẩn thận khi sử dụng
Khổ qua kích thích bé mọc răng sớm?
5 ký hiệu hàng đầu mẹ nên dạy bé trước khi biết nói
Ít sữa sau khi sinh: nguyên nhân và giải pháp
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email