Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Tổng hợp những cách trị táo bón cho bà bầu không cần dùng thuốc
Ngày cập nhật:  03/07/2021 09:38:02
Bà bầu là đối tượng dễ bị táo bón vì thay đổi chế độ dinh dưỡng đột ngột. Các mẹ có thể tham khảo cách trị táo bón cho bà bầu để giảm tình trạng khó chịu.

Táo bón là tình trạng khó đi ngoài, phân cứng rắn, kèm theo máu. Tình trạng này làm tăng sự khó chịu và mệt mỏi của mẹ bầu. Táo bón thường xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối khi mang thai.

1. Trị táo bón cho bà bầu bằng cách cung cấp nhiều chất xơ

Một chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ giúp bạn chống lại tình trạng táo bón. Chất xơ sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu nhiều nước hơn, từ đó hỗ trợ làm mềm phân và tăng tốc độ di chuyển của các chất thải này trong quá trình cơ thể.

tri tao bon cho ba bau


Bạn nên lựa chọn các loại thức ăn có hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc nguyên hạt bao gồm yến mạch và ngũ cốc yến mạch nguyên cám, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn, bánh xốp nướng, rau củ và trái cây sấy khô. Ngoài ra bạn hãy đặt ra mục tiêu tiêu thụ từ 25-30 g chất xơ mỗi ngày.

Tuy vậy, bạn không cần phải đong đếm chính xác từng li từng tí một. Bạn sẽ biết được mình đã nạp đủ lượng chất xơ và chất lỏng khi thấy phân thải ra lớn và mềm. Nhưng bạn cũng cần biết rằng nếu bạn nạp quá nhiều chất xơ trong chế độ ăn, điều này có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.

2. Uống nhiều nước

Uống thật nhiều nước với ít nhất là 120-180 ml một ngày. Hãy luôn nhớ rằng việc tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ gia tăng nhu cầu về nước; nếu bạn không uống đủ nước để chất xơ tiêu hoá thì chính chất xơ sẽ biến thành nguyên nhân gây táo bón. Hãy mang theo bên mình một chai nước bất kể nơi nào bạn đi, như vậy bạn sẽ có thể uống nước cả ngày.

tri tao bon cho ba bau


3. Hạn chế ăn thực phẩm gây táo bón

Bạn cần chủ động tránh ăn các loại thực phẩm gây táo bón, bao gồm thức ăn nướng đã qua tinh chế và ngũ cốc (như bánh mì trắng, bỏng ngô), cơm trắng.

Đặc biệt các loại sữa bầu, mẹ nên chọn các loại sữa không gây nóng trong, ăn các thực phẩm giàu vitamin C, chất xơ.

4. Trị táo bón cho bà bầu bằng cách massage vùng bụng

Đây là 1 mẹo trị táo bón ở bà bầu khá hay, hiệu quả và an toàn mẹ bầu có thể áp dụng ngay.

Cách thực hiện 

Đặt nhẹ bàn tay dưới vùng xương ức. Dùng các ngón tay, bàn tay nhẹ nhàng vuốt bụng dưới bằng một áp lực nhẹ.

Lặp lại động tác này trong vòng 3-5 phút, làm mỗi ngày.

tri tao bon cho ba bau


5. Thay đổi các loại thuốc đang dùng

Nếu bạn đang dùng viên sắt để bổ sung chất dinh dưỡng, loại thuốc bổ này có thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón của bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ và xin chuyển sang dùng một loại thuốc khác.

Nếu hành động trên vẫn không giải quyết được tình trạng táo bón của bạn, hãy ngưng uống viên sắt một thời gian ngắn. Bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn dùng một loại vitamin trước khi sinh với hàm lượng sắt ít hơn.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Nguyên nhân thai phụ sút cân trong 3 tháng đầu mang thai
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng những gì?
Bà bầu tháng đầu nên ăn gì để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé
5 hành động khi mang thai của mẹ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho con
Cách tính tuổi thai và ngày dự sinh
4 điều tuyệt đối cấm để tránh nguy cơ mẹ bầu sinh non
Mẹ bầu không thể bỏ qua các dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung
Axit Folic - Nguồn khoáng chất mẹ bầu không thể thiếu
3 xét nghiệm sàng lọc trước sinh đặc biệt quan trọng trong thai kỳ, mẹ bầu bận đến mấy cũng nhớ phải đi thực hiện đúng lịch
Dấu hiệu thai nhi 3 tháng cuối đang không ổn, mẹ hết sức lưu ý!
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email