Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Cách tính tuổi thai và ngày dự sinh
Ngày cập nhật:  17/03/2021 16:10:30
“Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời...”. Câu hát này chắc nhiều bà mẹ biết, vì đúng tâm trạng của mẹ, mang thai chỉ có ngóng, trông, mong, đợi... ngày dự sinh.


Ngày dự sinh là gì?

Là ngày ước đoán thai nhi được khoảng 40 tuần tuổi - không nhất định đó phải là ngày bé chào đời mới gọi là bình thường. Chỉ có khoảng 1/20 bà mẹ sinh đúng ngày này thôi, còn lại, có thể sớm hơn hay trễ hơn trong vòng 1-2 tuần.

Mỗi em bé chỉ có 1 ngày dự sinh, được tính vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu khám nhiều nơi, nhiều lần khác nhau, bác sĩ cho ngày dự sinh khác nhau, bạn hãy tìm một nơi khám thai đáng tin cậy, nhờ bác sĩ xem lại, chọn 1 ngày dự sinh nhất định dựa trên các kết quả (thường là siêu âm) hiện có.

Các cách tính ngày dự sinh

Cách 1: Dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Cách tính như sau:

Ngày: Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối (ngày bắt đầu hành kinh) cộng thêm 7 ngày.
Tháng: Tính lùi đi 3 tháng từ tháng cuối cùng có kinh nguyệt.
Rốt lại, công thức tính “ngày cộng 7, tháng trừ 3, năm cộng 1” để tính ngày dự sinh.

Theo cách này, tuổi thai được tính bắt đầu trước khi có thật sự. Nhưng vì không ai có thể biết chính xác ngày rụng trứng, thời điểm thụ thai, chỉ có ngày ra kinh là thông tin chính xác, nên y học chọn ngày này. Cách này áp dụng cho những bà mẹ có chu kỳ kinh đều 28 ngày và nhớ đúng ngày bắt đầu hành kinh. Không áp dụng cho chu kỳ kinh không đều, nhớ nhớ quên quên ngày ra kinh.
 
Siêu âm có thể ước tính tuổi thai nhi.



Cách 2: Dựa vào siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ. Bác sĩ siêu âm đo đạc em bé, ước đoán hiện tại bao nhiêu tuần và tính ngày tròn 40 tuần làm ngày dự sanh.

Cách 3: Đối với thai sau hỗ trợ sinh sản, việc tính tuổi thai sẽ dựa vào ngày chọc hút trứng, ngày chuyển phôi hay ngày bơm tinh trùng.

Cách 4: Hiện nay, có rất nhiều phần mềm, app, web giúp bạn tính ngày dự sinh một cách thuận tiện. Bạn chỉ cần nhập vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng (hoặc tuổi thai và ngày siêu âm) sẽ biết được ngày dự sinh, tuổi thai hiện tại, không cần ngồi đong đếm cộng trừ.

Lời khuyên của bác sĩ về ngày dự sinh

Bạn cần nhớ ngày dự sinh chính xác, vì bác sĩ sẽ dựa vào đó tính tuổi thai em bé một cách nhanh chóng, dễ dàng, góp phần theo dõi, chẩn đoán và chăm sóc bé tốt hơn. Khái niệm ngày dự sinh giúp bác sĩ ước đoán tuổi thai, theo dõi sự phát triển của thai để can thiệp đúng lúc và cần thiết. Ví dụ: tuổi thai nào - làm xét nghiệm gì, cần can thiệp gì. Cách tính ngày dự sinh cả thế giới đều áp dụng, không chỉ riêng Việt Nam.

Tại sao lại chọn 40 tuần? Vì sau thời điểm đó, những bất trắc liên quan đến thai tăng hơn nhiều lần. Cái này dựa trên nghiên cứu, thống kê rồi chọn, chứ không phải tự nhiên thấy số đẹp rồi chọn. Khám thai sớm, tính tuổi thai chính xác từ đầu thai kỳ cực kỳ quan trọng.

Đừng ngại khi tính tuổi thai thấy “cưới 4 tuần - thai 6 tuần”. Điều này là bình thường - điều đó chứng tỏ vợ chồng bạn may mắn, chọn đúng ngày lành tháng tốt mà cưới nhau, động phòng quanh thời điểm rụng trứng.


suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
4 điều tuyệt đối cấm để tránh nguy cơ mẹ bầu sinh non
Mẹ bầu không thể bỏ qua các dấu hiệu nhận biết thai đã vào tử cung
Axit Folic - Nguồn khoáng chất mẹ bầu không thể thiếu
3 xét nghiệm sàng lọc trước sinh đặc biệt quan trọng trong thai kỳ, mẹ bầu bận đến mấy cũng nhớ phải đi thực hiện đúng lịch
Dấu hiệu thai nhi 3 tháng cuối đang không ổn, mẹ hết sức lưu ý!
Mẹ bầu nhớ tránh các lỗi tắm rửa sau đây để an toàn cho em bé
6 quan niệm sai lầm khi mang thai nhưng nhiều mẹ bầu vẫn "tin sái cổ"
Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai
Thai nhi 3 tháng cuối có 5 nỗi sợ, mẹ bầu lưu ý để tránh sinh non
Mẹ bầu dư đạm - Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ nên thận trọng trong thai kỳ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email