Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Xoa dịu nỗi lo lắng của mẹ khi thai 38 tuần bụng chưa tụt xuống
Ngày cập nhật:  13/02/2020 10:02:07
Tại sao thai 38 tuần bụng chưa tụt xuống? Đây có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm nào không? Mẹ nên xử trí như thế nào trong trường hợp này? Bụng bầu tụt xuống bao lâu thì sinh?

 

 
Hiện tượng bụng tụt xuống

 
Đây là tình trạng cực kỳ phổ biến của các mẹ bầu khi ngày sinh đã gần kề. 

Tại sao lại có hiện tượng bụng tụt xuống vào cuối thai kỳ?

Cụm từ “bụng bầu tụt xuống" dùng để miêu tả hiện tượng thai nhi di chuyển xuống vị trí thấp hơn. Thai nhi nằm trong khung chậu của mẹ và sẵn sàng chào đời. Bụng tụt xuống được xem là dấu hiệu báo cho mẹ biết sắp sửa xuất hiện cơn chuyển dạ. 

Thông thường, bụng sẽ tụt xuống trước ngày mẹ sinh khoảng vài ngày đến 2 tuần. Vì thế, các mẹ bầu có thai 38 tuần bụng chưa tụt xuống thường rất lo lắng. 


 
6 dấu hiệu nhận biết bụng tụt xuống

1. Mẹ có thể quan sát ngực của mình. Nếu ngực còn chạm vào phần trên của bụng, thai nhi vẫn nằm ngoan. Ngược lại, khi ngực không chạm được thì bé nhà mình đã tụt hẳn xuống bên dưới. 

2. Hình dáng bụng của mẹ sẽ có sự biến đổi. Song song đó, mẹ sẽ cảm thấy phần dưới bụng nặng hơn lúc trước rất nhiều. Do đó, việc đi lại trở nên chậm chạp hơn. Nhiều mẹ giai đoạn này còn bị phù chân do di chuyển quá ít khiến mạch máu không lưu thông tốt. 

3. Buồn tiểu hơn là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết. Bụng bầu tụt xuống nghĩa là thai nhi gần với bàng quang. Áp lực tác động trực tiếp lên bàng quang khiến mẹ buồn tiểu nhiều hơn. 

4. Trong phần trước của thai kỳ, thai nhi liên tục “tăng tốc" về cân nặng và kích thước. Bụng, sườn, phổi đều bị chèn ép nên các mẹ bầu thường hay khó thở. Khi bụng bầu tụt xuống, áp lực lên lồng ngực cũng giảm theo. Mẹ thở sẽ dễ dàng hơn. 

5. Chứng ợ nóng cũng ít đi. Trong thai kỳ, những cơn ợ nóng là nỗi sợ của các mẹ bầu. Nhưng khi thai nhi tụt xuống, dạ dày mẹ bầu có nhiều không gian hơn. Chứng ợ nóng vì thế mà cũng giảm theo. Mẹ ăn uống sẽ dễ chịu và ngon miệng hơn.

6. Bụng tụt xuống sẽ tăng nguy cơ mẹ bị táo bón cuối thai kỳ. Lý do là vì bụng bầu tụt xuống sẽ tăng áp lực lên trực tràng. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, mẹ có nguy cơ bị bệnh trĩ. 

Bụng tụt xuống bao lâu thì sinh?

Thời gian sinh sau khi bụng tụt xuống sẽ khác nhau, tuỳ vào nhiều yếu tố. Trong đó, cơ địa mỗi mẹ bầu, thai nhi này là con đầu hay con thứ là những yếu tố chính. 

Nếu mẹ sinh con lần đầu: sau 2-4 tuần sau khi mẹ bị tụt bụng, bé sẽ chào đời. 
Nếu mẹ sinh con thứ: có thể ngay sau khi bụng tụt, mẹ sẽ chuyển dạ. Lý do là vì sau khi sinh bé đầu tiên, cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ độ rộng cần thiết.


 
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp đặc biệt khác. Có khi mẹ bị tụt bụng trước ngày dự sinh 4 tuần nhưng cuối cùng lại sinh bé trễ hơn 2 tuần. Hoặc, có mẹ chuyển dạ ngay mà không hề có dấu hiệu bụng tụt trước đó. 

Mẹ nên làm gì khi thai 38 tuần bụng chưa tụt xuống?

Nguyên nhân thai 38 tuần bụng chưa tụt xuống

Giai đoạn này, thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện. Nhưng tại sao đến tuần 38 mà bụng chưa chịu tụt để chào bé ra đời?

Tính sai ngày dự sinh

Ngày dự sinh chỉ là “ngày sinh dự kiến". Và tất nhiên, sai lệch là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đây chỉ là cột mốc để bác sĩ báo cho bố mẹ chuẩn bị tinh thần chào đón con yêu. Vì thế, ngày dự sinh chỉ mang tính tương đối. Tính tuyệt đối phụ thuộc vào sự phát triển của thai nhi. Chỉ khi nào đã sẵn sàng thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ, bé mới chào đời!

Cơ bụng của mẹ chưa đủ rộng

Thai nhi không thể nào “đi ra” nếu “cánh cửa" chưa mở đủ rộng. Khi cơ bụng của mẹ đủ độ rộng cần thiết, bé sẽ thoải mái bước ra. 

Mang thai 38 tuần bụng chưa tụt xuống, mẹ nên lưu ý điều gì?

Đây là thời điểm cực kỳ nhạy cảm. Bất cứ tác động nào của mẹ cũng ảnh hưởng to lớn đến “hành trình chào đời" của con. Do đó, mẹ hãy đi đứng cẩn thận, chú ý những thực phẩm đưa vào cơ thể để đảm bảo đủ dưỡng chất cho mẹ và bé. 

Mẹ cũng đừng quên ngủ đủ giấc, uống đủ nước. Đặc biệt, thực đơn của mẹ nên có nhiều hoa quả rau xanh để sẵn sàng chào đón bé yêu.   



Giữ tinh thần thoải mái, đừng quá lo lắng hay căng thẳng mẹ nhé! Nếu mệt mỏi, mẹ có thể xem phim, đọc sách, thư giãn đầu óc. Vài động tác thể dục đơn giản nhẹ nhàng để tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Những bài tập kegel rất tốt cho tử cung và xương chậu, tạo điều kiện cho bé đi ra khi sinh.

Thai 38 tuần bụng chưa tụt xuống không có gì là quá nguy hiểm. Mẹ nên thoải mái và dưỡng sức cho hành trình khai hoa nở nhuỵ thật tốt nhé! 

Chúc cho mẹ tròn con vuông!
 
theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bà bầu sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi?
Những thói quen mặc đồ không tốt cho bà bầu, ảnh hưởng đến cả thai nhi
Những dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu gây nguy hiểm cho thai nhi
Mang thai dùng dầu tràm có sao không? Một số cách trị bệnh thông dụng với dầu tràm
Phụ nữ khi mang thai có kinh nguyệt không: Câu trả lời bất ngờ không phải chị em nào cũng biết
Bổ sung iot khi mang thai thế nào để thai nhi phát triển trí não tốt?
Bà bầu uống canxi tốt nhất vào thời điểm này trong ngày
Triệu chứng và cách điều trị cho mẹ bầu bị giảm tiểu cầu trong thai kỳ
Dấu hiệu chửa ngoài dạ con chị em cần nắm rõ để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên uống trà sữa không?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email