Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Triệu chứng và cách điều trị cho mẹ bầu bị giảm tiểu cầu trong thai kỳ
Ngày cập nhật:  10/01/2020 15:22:25
Giảm tiểu cầu khi mang thai thường xuất hiện vào các tuần cuối của thai kỳ. Mẹ bầu nên nắm vững các biểu hiện cũng như hướng điều trị kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho thai nhi.

 

Giảm tiểu cầu khi mang thai là như thế nào?

Tiểu cầu là những tế bào máu đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Giảm tiểu cầu xảy ra khi số lượng tiểu cầu thấp trong máu.

Bệnh giảm tiểu cầu có thể nhẹ và gây ra một vài dấu hiệu hoặc triệu chứng. Trong những trường hợp hiếm, số lượng tiểu cầu có thể quá thấp gây ra chảy máu nội tạng nguy hiểm.

Thông thường tình trạng giảm tiểu cầu sẽ được phân thành 3 cấp độ:

Nhẹ: số lượng tiểu cầu > 100.000
Trung bình: số lượng tiểu cầu từ 50.000 – 100.000
Nặng: số lượng tiểu cầu < 50.000.

Theo các chuyên gia sản khoa, phần lớn các bà bầu chỉ bị giảm tiểu cầu nhẹ. Nhưng trong trường hợp số lượng tiểu cầu của mẹ bầu ở mức dưới 80.000 thì bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ.
 
 
 
Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị giảm tiểu cầu trong thai kỳ? 

Phụ nữ mang thai có thể bị giảm tiểu cầu ở mức độ nhẹ. Trong quá trình thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu thường trở nên suy yếu hơn. Khi đó nó sẽ bắt đầu tấn công chính tiểu cầu của cơ thể, vì cho rằng nó là vật thể lạ ngoài cơ thể.

Kháng thể do cơ thể bệnh nhân sản xuất gắn với tiểu cầu, đánh dấu tiểu cầu để chuẩn bị phá huỷ. Lách, cơ quan giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, nhận ra kháng thể và loại bỏ tiểu cầu bị đánh dấu ra khỏi cơ thể.

Hậu quả của sự nhầm lẫn này là sự giảm tiểu cầu trong máu ngoại vi hơn mức bình thường. Phụ nữ mang thai mắc xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát nhẹ vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường.

Tuy rằng những kháng thể chống tiểu cầu có thể đi qua nhau thai vào máu thai nhi và ảnh hưởng đến tiểu cầu của thai nhi. Trong một vài trường hợp, trẻ có thể được sinh ra với lượng tiểu cầu thấp.

Nếu xảy ra tình trạng này, bác sĩ sẽ theo dõi bé trong nhiều ngày, vì tiểu cầu của trẻ có thể giảm trước khi nó bắt đầu tăng. Thường thì tiểu cầu sẽ tăng mà không cần chữa trị, nhưng nếu lượng tiểu cầu quá thấp, việc điều trị sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.
 
 
 
Mẹ bầu bị giảm tiểu cầu có biểu hiện gì?

Trong đa số trường hợp, mẹ bầu bị giảm tiểu cầu sẽ dễ bị chảy máu ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng như: Chấm xuất huyết ngoài da, bầm da, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, tiểu máu, ói máu, xuất huyết não, …

Các biểu hiện này có thể không rõ ràng. Do đó, tốt nhất là mẹ bầu nên đi khám để được xét nghiệm lượng tiểu cầu cụ thể xem mình có thực sự mắc bệnh hay không.

Quá trình khám và xét nghiệm đối với mẹ bầu bị giảm tiểu cầu thường có các bước như sau:

Đầu tiên, bác sĩ khám toàn thân để tìm các dấu vết bầm tím hoặc nổi mề đay, một trong các triệu chứng tiểu cầu thấp. Bác sĩ có thể hỏi bạn về bệnh sử gia đình và tình trạng sức khỏe, cũng như các loại thuốc bạn đang sử dụng.

Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm công thức máu đầy đủ (CBC). Bác sĩ cần biết số lượng tế bào máu tổng thể, cùng với số lượng tiểu cầu. Họ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm đông máu để xác định thời gian máu đông và các yếu tố ảnh hưởng.

Sóng âm thanh được sử dụng giúp bác sĩ kiểm tra lách có bị to không. Sinh thiết tủy xương và hút tủy được thực hiện để xác nhận các nghi ngờ cho những vấn đề của hệ thống tủy xương.

Giảm tiểu cầu có xu hướng xuất hiện vào các tuần cuối của thai kỳ (tuần 28 đến tuần thứ 36). Với một số phụ nữ, bệnh sẽ khỏi sau khi sinh con nhưng cũng có nhiều mẹ bầu gặp biến chứng nguy hiểm ngay trước thời điểm dự sinh.
 
 
 
Điều trị cho mẹ bầu bị giảm tiểu cầu như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên môn, việc điều trị bệnh phải phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các trường hợp nhẹ không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi thường xuyên.

Với mẹ bầu bị giảm tiểu cầu khi mang thai ở mức độ nghiêm trọng thì cần thường xuyên khám kiểm tra và uống thuốc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, để tăng lượng tiểu cầu, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Trong đó ưu tiên các loại rau củ quả giàu vitamin A, vitamin C, thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt và các loại ngũ cốc nguyên hạt.
 
theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Dấu hiệu chửa ngoài dạ con chị em cần nắm rõ để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên uống trà sữa không?
Thai nhi 15 tuần nằm sấp có ảnh hưởng gì không?
4 yếu tố quyết định thai nhi có thông minh hay không, phần lớn phụ thuộc người mẹ
Thai gò nhiều có sao không và 6 kiểu thai gò mẹ nên biết cách phân biệt
Thực phẩm cực độc với mẹ bầu, tránh cho xa kẻo hại cả hai mẹ con
Nguyên nhân và các dấu hiệu thai lưu các mẹ bầu cần biết
Lý do thai nhi cả ngày "ngoan ngoãn" nhưng cứ đêm lại "tung chưởng" quậy mẹ bầu
Bà bầu có nên uống vitamin E để hỗ trợ an thai, giúp phòng tránh tiền sản giật?
Cấp cứu thành công bệnh nhân bị sản giật, nhồi máu não
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  23/04/2024- Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
  23/04/2024- Cần bổ sung DHA cho mẹ bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
Xem tất cả
Liên kết email