Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Mẹ bầu bị tê ngón tay?
Ngày cập nhật:  27/12/2011 16:21:08
Một số phụ nữ mang thai có thể mắc phải hội chứng nghẽn rãnh cổ tay (các dây thần kinh bị dồn nén quá mức). Rất may đa số họ chỉ bị đau nhẹ, nhất thời thoáng qua, chỉ có một số trường hợp biểu hiện nặng.




Triệu chứng của hội chứng nghẽn rãnh cổ tay thường bắt đầu thể hiện rõ từ tháng mang thai thứ 5, thứ 6 và thời điểm mắt cá, chân dễ sưng phù. Phụ nữ mang thai nên phòng và tránh hiện tượng này, tránh được tâm lý sợ hãi vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.

Nguyên nhân:

Vào giai đoạn giữa của thai kỳ có một số bà mẹ có các biểu hiện phù xuất hiện sớm, gây ra hiện tượng chèn ép làm rãnh cổ tay bị sưng và co kéo các dây thần kinh hoặc do ngủ nằm gối đầu lên tay. Biểu hiện bệnh là xuất hiện cảm giác đau thường tập trung ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón đeo nhẫn. Có thai phụ đau nhẹ thoáng qua, nhưng cũng có thai phụ đau dữ dội và kéo dài; có khi kéo dài trong nhiều tháng. Ngoài cơn đau còn có biểu hiện các triệu chứng dị cảm thần kinh như tê ngón tay, ngứa ran, nóng như xát ớt ở các ngón tay, có khi lan lên cánh tay. Thường các triệu chứng này xuất hiện vào ban đêm.

Phòng ngừa:

Để phòng tránh chứng bệnh này, các thai phụ cần chú ý:

- Không gối đầu lên tay khi ngủ.

- Thường xuyên vận động các ngón tay và cánh tay hằng ngày.

- Tránh các hoạt động và tư thế làm việc đòi hỏi sự lặp lại của bàn tay một cách nhiều lần trong ngày.

Điều trị:

Khi thai phụ mắc phải chứng bệnh này, cần phải hết sức bình tĩnh, tránh tâm lý hoang mang xúc động để khỏi ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

- Ngồi với tay phía cao, chẳng hạn gác tay lên cạnh ghế khi ngồi hoặc xem tivi.

- Khi đau nhiều nên chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng và đau. Không nên chườm nóng vì sẽ làm bệnh nặng thêm.

- Ngâm tay vào chậu nước ấm có pha hạt cải hoặc có tinh dầu bạc hà hay hoa cúc để giảm đau.

Nếu sau khi làm các biện pháp trên mà không giảm, các triệu chứng đau, tê nhức vẫn tăng lên cần đến bác sĩ khám để được tư vấn điều trị, không tự ý dùng thuốc giảm đau. Nếu trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cho một thanh nẹp cổ tay để điều trị hội chứng này.

Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thêm vitamin B6 hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ để giảm được hội chứng này.

 

Theo Meyeucon
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
8 điều tối kỵ với bà bầu sắp sinh
Ưu và nhược điểm của siêu âm 2D, 3D, 4D khi có bầu
Thai nhi to lớn có tốt không?
Cẩn trọng với 10 triệu chứng xấu khi bầu bí
Bé cứng cáp từ trong bụng mẹ
Cần biết về suy thai
Phù nề ở thai phụ
Cách dự đoán giới tính của thai nhi trong dân gian
Dễ sẩy thai nếu ngồi máy tính quá 20 giờ mỗi tuần
Khi thai phụ mắc bệnh mề đay
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  19/04/2024- 4 loại ung thư thường gặp ở phụ nữ và cách phát hiện sớm
  19/04/2024- Viêm vùng chậu là bệnh gì, có gây vô sinh không?
  15/04/2024- 7 biểu hiện sớm của ung thư buồng trứng ở phụ nữ
  15/04/2024- Hội chứng song thai không tim, dị tật hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm
  12/04/2024- Những dấu hiệu sớm nhất cảnh báo mẹ bị thai ngoài tử cung
  10/04/2024- Hoạt động của thai nhi trong bụng – bật mí những tín hiệu dành cho mẹ
  08/04/2024- Áp xe vú: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
  04/04/2024- 10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén
  01/04/2024- 8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh
  25/03/2024- Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho hơn 1.000 bà mẹ
Xem tất cả
Liên kết email