Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Giảm khó chịu bị đau ngực trước ngày 'đèn đỏ'
Ngày cập nhật:  06/02/2024 07:51:42
Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt. Dù hiện tượng này chỉ kéo dài vài ngày nhưng nó có thể gây ra cảm giác vô cùng khó chịu.

 

Đa số phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, đau bụng,… mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt khiến họ không hứng thú “chuyện yêu”. Nhưng có nhiều chị em cứ mỗi khi đến kỳ “đèn đỏ” là lại tăng ham muốn. Điều đó có phải bất thường hay không?
 

Các thay đổi cơ thể trước kỳ "đèn đỏ" biểu hiện khác nhau ở mỗi phụ nữ, nhưng phổ biến là đau nhức ở ngực, nặng, sưng và nhạy cảm ở núm vú. Một số người thậm chí còn cảm thấy đau ở vùng dưới cánh tay.
 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt.

 

 

 

 

 

 

 

 

Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt.


Nguyên nhân đau ngực trước kỳ kinh

Hàm lượng hormone estrogen và progesterone của bạn thường dao động trong chu kỳ kinh nguyệt. Những hormone quan trọng này chuẩn bị cho ngực và hệ thống sinh sản của bạn sẵn sàng mang thai.
 

Các mô ở ngực của bạn phản ứng với những hormone này và được cho là nguyên nhân gây ra chứng đau ngực theo chu kỳ.
 

Nguyên nhân chính gây đau ngực trước kỳ kinh ở chị em là do tăng tiết tố estrogen, hormone nữ, khiến cứng các mô ở ngực do đó làm ngực cương lên. Tình trạng này thường diễn ra vào ngày thứ 21 của chu kỳ kinh, đây là tình trạng bình thường và không có gì đáng báo động, trừ khi ngực đau dữ dội.
 

Sau khi kết hôn, một số phụ nữ thường sử dụng thuốc tránh thai. Khi dừng thuốc, các hormone thay đổi đột ngột, những phụ nữ này cũng sẽ bị đau ngực trước kỳ kinh. Đây cũng là triệu chứng bình thường do thời gian dùng thuốc tránh thai thường xuyên và dừng lại đột ngột.
 

Ngoài ra, một số nguyên nhân gây triệu chứng đau ngực trước kỳ kinh như: thừa cân, lối sống không hợp lý, bê vác vật nặng, lao động quá sức. Tuy nhiên, dạng đau này không gây những ảnh hưởng lớn.
 

Đau ngực theo chu kỳ thường không phải là triệu chứng của ung thư vú, đặc biệt nếu bạn không có triệu chứng liên quan nào khác.
 

Một nghiên cứu lớn trên toàn cầu cho thấy trong số những phụ nữ tìm đến trung tâm y tế vì triệu chứng đau ngực, chỉ có 0,2% bị ung thư vú.
 

Nếu bạn lo lắng về tình trạng đau ngực hàng tháng và không chắc liệu nó có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của mình hay không, hãy thử ghi lại bằng một biểu đồ. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau, cũng như thời điểm nó bắt đầu và kết thúc. Điều này giúp làm rõ liệu cơn đau của bạn có mang tính chu kỳ hay không, đồng thời thu hẹp các nguyên nhân tiềm ẩn.
 

Đau ngực có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn. Gặp bác sĩ sản phụ khoa là một ý tưởng tốt để chẩn đoán chính xác và tìm hiểu thêm về cách kiểm soát sự khó chịu.
 

Bác sĩ có thể tiến hành khám lâm sàng, chụp quang tuyến vú, nghiên cứu siêu âm hoặc MRI (nếu bạn có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn).
 

Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là hầu hết phụ nữ mắc bệnh ung thư vú đều không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nếu bạn lo lắng về tình trạng đau ngực hàng tháng và không chắc liệu nó có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của mình hay không, hãy thử ghi lại bằng một biểu đồ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nếu bạn lo lắng về tình trạng đau ngực hàng tháng và không chắc liệu nó có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của mình hay không, hãy thử ghi lại bằng một biểu đồ.


Các mẹo  giúp giảm khó chịu đau ngực khi "đèn đỏ"

Nếu bạn bị đau ngực đến kỳ "đèn đỏ" thì dưới đây là một số mẹo giúp bạn giảm cảm giác khó chịu.
 

  • Thay đổi loại áo nâng ngực. Thay vì mặc áo ngực có gọng, bạn nên chọn loại áo lót thoải mái và hỗ trợ tốt để giảm đau ngực.
  • Thay đổi chế độ ăn uống. Hạn chế muối, caffeine và rượu trước ngày sắp bị vì dễ dẫn đến tình trạng giữ nước có thể gây viêm ở ngực. Bạn nên xây dựng chế độ ăn ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa. Điều này sẽ giúp làm giảm nồng độ estrogen và cải thiện tình trạng căng tức ngực trước kỳ kinh.
  • Chườm lạnh. Chườm lạnh hoặc chườm đá có thể khá hiệu quả trong việc kiểm soát chấn thương. Chườm túi nước đá lên ngực trong thời gian ngắn cũng làm giảm viêm và đau.
  • Tắm nước ấm. Đang là mùa đông nên việc ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng nước quá nóng vì nó khiến da bạn bị khô.
  • Massage nhẹ nhàng. Tự xoa bóp sẽ giúp ích rất nhiều có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm căng thẳng ở ngực.
  • Tập thể dục, bạn nên tập những bài tập ít tác động như đi bộ để giảm đau và cải thiện tâm trạng. Tập yoga hay hít thở sâu sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, đau đớn… Thói quen đi bộ cũng giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và tăng cường hệ miễn dịch giúp bạn khỏe mạnh.
  • Hạn chế lo âu, stress. Căng thẳng có thể gây viêm tăng cao và sau đó làm tăng cảm giác đau và khó chịu ở ngực. Vì vậy, hãy thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc thở sâu để giúp giảm đau.

 

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Thời điểm nào thích hợp nhất để có thai lại sau sảy thai tự nhiên?
10 dấu hiệu rụng trứng tăng cơ hội mang thai
Giải đáp thắc mắc về máu báo thai mà có thể bạn chưa biết?
5 Biểu hiện trứng không được thụ tinh, chị em nên nắm bắt thời gian để chủ động mang thai
5 câu hỏi bạn cần cân nhắc khi lựa chọn biện pháp tránh thai
Nguyên nhân gây rối loạn tình dục ở nữ giới
Hỏi- đáp: Tiểu buốt sau quan hệ là bệnh lý gì, làm sao để cải thiện?
Bệnh lây truyền qua đường tình dục Chlamydia có thể gây ra những vấn đề gì?
Các chị em quan tâm: Ra máu báo thai thử que được chưa?
Khí hư bất thường cảnh báo bệnh gì ở chị em?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
  26/10/2024- Viêm ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng bệnh và cách điều trị
  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
Xem tất cả
Liên kết email