Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Hỏi- đáp: Tiểu buốt sau quan hệ là bệnh lý gì, làm sao để cải thiện?
Ngày cập nhật:  18/04/2023 08:14:16
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau trong lúc tiểu hoặc tiểu buốt sau khi quan hệ tình dục, thì hãy đọc ngay bài viết này để biết nguyên nhân là gì nhé!
 

Thông thường, chúng ta chỉ quan tâm đến những vấn đề trước và trong khi quan hệ tình dục như màn dạo đầu như thế nào, tư thế quan hệ ra sao,… mà quên mất rằng, tinh thần và sức khỏe sau khi quan hệ cũng rất quan trọng. Nhiều người thường bị tiểu buốt sau khi quan hệ nhưng không dám chia sẻ với đối phương hoặc đi khám phụ khoa vì vấn đề tâm lý còn e dè và cho rằng tình trạng này không quá nguy hiểm.
 

Vậy tiểu buốt sau khi quan hệ là do đâu, làm sao để cải thiện vấn đề này?
 

Nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt sau khi quan hệ tình dục?
 

1. Nguyên nhân sinh lý
 

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu buốt bao gồm:
 

  • Không vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng trước và sau cuộc yêu sẽ khiến chất cặn bã sinh dục tích lũy. Điều này tạo nên môi trường cho các vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển dẫn đến tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Ngoài tiểu đau sau khi quan hệ, người bị viêm nhiễm vùng kín sẽ dễ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy ở bộ phận nhạy cảm này.
     
  • Quan hệ tình dục không an toàn (tư thế không phù hợp, không sử dụng bao cao su, quan hệ quá mạnh bạo,…) sẽ làm tổn thương vùng kín. Lúc này, ký sinh trùng, tạp khuẩn, vi khuẩn từ đối tác (nếu có) sẽ xâm nhập vào trong cơ thể của bạn và dẫn đến tình trạng tiểu rát sau khi quan hệ.
     
  • Thiếu dịch bôi trơn âm đạo tự nhiên cũng dẫn đến tình trạng vùng kín đau, tiểu buốt sau khi quan hệ. Quan hệ tình dục quá lâu hoặc quan hệ trong trạng thái căng thẳng, đang bị rối loạn hormone sẽ khiến cô bé thiếu dịch bôi trơn, không thể tiết ra dịch bôi trơn tự nhiên và khiến vùng kín dễ bị tổn thương do ma sát, dẫn đến đau sau khi ân ái.
     

tieu buot sau quan he

  • Ngoài ra, mặc quần lót quá chật, không giặt và vệ sinh quần lót đúng cách cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan, vùng kín viêm nhiễm và dẫn đến tình trạng tiểu buốt sau khi quan hệ.
     
  • Khi căng thẳng, áp lực, các hormone trong cơ thể sẽ bị rối loạn. Lúc này, cơ thể chúng ta bắt đầu phản ứng bằng cách tăng cường đào thải các chất để cân bằng hormone, từ đó khiến bạn cảm thấy đau vùng kín khi quan hệ và cảm giác đau khi tiểu sau quan hệ.
     

2. Nguyên nhân bệnh lý
 

Ngoài những nguyên nhân sinh lý kể trên, nếu bạn cảm thấy đau buốt lúc đi tiểu sau khi quan hệ, đây có thể là dấu hiệu bạn đang mắc các bệnh sau:
 

  • Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gram âm (điển hình là E. coli sau đó là Klebsiella, Enterobacter) xâm nhập từ niệu đạo đi lên và gây ra tình trạng viêm niệu đạo, bàng quang. Lúc này, bạn sẽ dễ cảm thấy nước tiểu còn trong bàng quang dù mới đi tiểu xong. Khi đi tiểu, bạn cũng gặp tình trạng tiểu lắt nhắt, són tiểu, đau rát,… Như vậy, nếu bị tiểu buốt sau khi quan hệ thì rất có khả năng, bạn đang bị viêm đường tiết niệu và cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.
     
  • Người nhiễm trực khuẩn gram âm nhưng không kịp phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm thận, suy thận, áp xe thận, hoại tử nhú thận,… Tình trạng này không chỉ gây đau khi đi tiểu mà còn khiến bạn đau lưng, đau bụng dưới, nước tiểu có mùi, có màu đục,…
     
  • Ngoài ra, tiểu buốt sau khi quan hệ có thể là do các vấn đề liên quan đến tiền luyệt tuyến như viêm, phì đại tuyến tiền liệt,…
     
  • Bị viêm nhiễm phụ khoa cũng gây nên tình trạng nóng rát vùng kín, ngứa ngáy, tiểu buốt sau khi quan hệ.
     

tieu buot sau quan he


Làm gì để cải thiện tình trạng tiểu buốt sau quan hệ?
 

Tình trạng tiểu buốt sau quan hệ có được khắc phục nhanh chóng hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, bạn cần cải thiện từ lối sống khoa học, vệ sinh vùng kín, quan hệ tình dục lành mạnh…
 

  • Nên thường xuyên vệ sinh cá nhân. Đặc biệt, cần vệ sinh vùng kín đúng cách trước khi quan hệ và sau mỗi cuộc ái ân. Trong lúc vệ sinh âm đạo, không nên sử dụng các chất tẩy rửa mạnh làm mất cân bằng độ pH tại khu vực nhạy cảm này. Ngoài ra, cũng nên tránh thụt rửa sâu để tránh làm tổn thương vùng kín.
     
  • Ngoài ra, nên quan hệ tình dục lành mạnh, không “yêu” quá mạnh bạo để vùng kín bị trầy xước, tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Có thể nghiên cứu sử dụng các chất bôi trơn trong khi quan hệ.
     
  • Thư giãn, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng cũng là một biện pháp để điều hòa hormone, hạn chế các tình trạng viêm nhiễm.
     
  • Hơn nữa, nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường ngoài.
     
  • Uống nhiều nước cũng giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện vấn đề tiểu đau sau khi quan hệ.
     

tieu buot sau quan he


Tiểu buốt, tiểu rát sau quan hệ có thể trở thành nỗi ám ảnh tâm lý của nhiều người. Do đó, nếu bạn thay đổi thói quen sinh hoạt không cải thiện, hãy tới các bệnh viện uy tín để thăm khám nhé!

 

 

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bệnh lây truyền qua đường tình dục Chlamydia có thể gây ra những vấn đề gì?
Các chị em quan tâm: Ra máu báo thai thử que được chưa?
Khí hư bất thường cảnh báo bệnh gì ở chị em?
Nhận biết dấu hiệu cơn bốc hỏa ở phụ nữ tuổi mãn kinh để chủ động đối phó
8 nguyên nhân không ngờ khiến bạn chậm kinh
Em bé vừa chào đời đã mắc giang mai, bác sĩ chỉ rõ con đường lây bệnh
Huyết trắng: Ra nhiều có phải bạn đang có thai hay không?
Quan hệ bao lâu thì biết có thai? Câu hỏi được nhiều cặp đôi thắc mắc
5 dấu hiệu rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt nói lên điều gì về sức khỏe của phụ nữ?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  11/10/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  11/10/2024- Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa
  03/10/2024- Các biện pháp điều trị tình trạng đa ối
  03/10/2024- Vì sao phụ nữ nên đi khám vùng chậu?
  27/09/2024- Câu hỏi thường gặp liên quan đến ung thư cổ tử cung
  25/09/2024- Nguyên nhân và cách phát hiện sớm khối u phụ khoa
  12/09/2024- Nguyên nhân và dấu hiệu khi mẹ bị hồ huyết bánh nhau
  12/09/2024- Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?
  12/09/2024- Dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư nội mạc tử cung thường bị bỏ qua
  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
Xem tất cả
Liên kết email